VĂN HÓA “COI TRỌNG ĐÀO TẠO” Ở CÁC CÔNG TY HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI.

Các công ty công nghệ hàng đầu đã thử nghiệm và đưa ra nhiều sáng kiến mới lạ trong quá trình đào tạo nội bộ. Mỗi phương pháp có sự thú vị và cách thức triển khai riêng biệt, nhưng chúng đều thành công trong việc loại bỏ những vấn đề cản trở việc tham gia của nhân viên và biến văn hóa học hỏi trở thành một phần văn hóa doanh nghiệp.
🔰 Google: MẠNG LƯỚI HỌC HỎI TỪ NHÂN VIÊN ĐẾN NHÂN VIÊN
Ở Google, 80% các buổi đào tạo sẽ được tiến hành thông qua một mạng lưới hệ thống từ nhân viên đến nhân viên được gọi là G2G (Googler to Googler). Hệ thống được tạo ra để cung cấp và trao đổi kiến thức trực tiếp giữa các nhân viên về những lĩnh vực khác nhau.
Vậy điều gì đã làm nên thành công của chương trình này? Có thể gói gọn trong một câu, đó là bởi G2G đã thúc đẩy một nền VĂN HÓA COI TRỌNG ĐÀO TẠO.
Đầu tiên, Google thừa nhận và đề cao quyền được học hỏi của nhân viên. Tiếp đó, công ty mang lại cơ hội phát triển cho nhân viên với các khóa on-the-job training và khuyến khích họ giúp đỡ các nhân viên khác bằng cách tham gia vào hệ thống kết nối của chương trình. Cuối cùng, với G2G, Google đặt niềm tin vào nhân viên rằng họ là những người thông minh, có đủ năng lực và động lực để phát triển nền văn hóa học hỏi của công ty.
Nhờ những chính sách tích cực trên, dù chương trình G2G mang tính chất tự nguyện nhưng các nhân viên của Google rất tích cực tham gia, đồng thời hết sức trân trọng các giá trị học tập mà họ nhận được.
🔰 Facebook: VĂN HÓA HỌC TẬP LÀ NƠI ƯƠM MẦM SỰ ĐỔI MỚI 
Facebook là doanh nghiệp sở hữu phương pháp tiếp cận với chương trình L&D (Đào tạo và Phát triển) đa chiều.
Với mục tiêu “thúc đẩy sự tôn trọng và phát triển văn hóa học tập không ngừng nghỉ", Facebook đã thiết kế các chương trình học tập nhằm mang đến cho nhân viên những trải nghiệm cá nhân hoá trong việc tự học.
Chương trình đào tạo được biết đến và công nhận rộng rãi nhất của Facebook là “Quản trị sự thiên vị vô thức” (Managing Unconscious Bias) dựa trên niềm tin rằng việc quản trị sự thiên vị vô thức có thể giúp các nhân viên xây dựng tổ chức mạnh mẽ, đa dạng và toàn diện hơn. Mục tiêu của chương trình là khiến nhân viên nhận thức được rõ ràng sự thiên vị trong môi trường làm việc và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ nó.
Daniel Kahneman, một nhà tâm lý học từng đoạt giải Nobel, đã cùng với Amos Tversky phát biểu khái niệm về khuynh hướng thiên vị nhân thức. Học thuyết của họ dựa trên giải thích rằng những phán xét và quyết định của con người có xu hướng khác với Lý thuyết lựa chọn hợp lý, dựa trên tiền đề hành vi xã hội là kết quả của hành vi từng tác nhân riêng rẽ.
Lý thuyết lựa chọn hợp lý cho rằng mọi người nên đưa ra các quyết định cá nhân dựa trên so sánh giữa các lựa chọn thay thế sẵn có. Học thuyết của Kahneman đã phá bỏ cách nghĩ cố hữu đó, đưa ra lời khuyên rằng những phán xét và quyết định dựa trên cảm tính mới có thể giúp chúng ta giải quyết nhanh chóng một khối lượng lớn thông tin.
Đến đây, bạn có thể thấy rằng cả Facebook và Google đều ứng dụng những tiềm năng của kinh tế học hành vi vào việc đánh giá một ý tưởng và khuyến khích nhân viên đưa ra những lựa chọn tốt hơn, xây dựng tổ chức tốt đẹp hơn.
Khóa đào tạo có tên Bootcamp kéo dài trong 6 tuần là một khóa học bắt buộc đối với đội ngũ kỹ sư của Facebook. Chương trình đã giúp các kỹ sư xác định được những gì họ muốn đóng góp cho công ty, góp phần mang lại một mạng lưới nội bộ thống nhất cho toàn bộ nhân viên cũ và nhân viên mới.
Còn các nhà quản lý mới của Facebook, họ được tham gia vào một chương trình huấn luyện gia nhập (Facebook’s Engage Coaching Program) nhằm giúp họ làm quen và hòa nhập nhanh chóng với các nhà điều hành. Các buổi đào tạo 1 - 1 với người huấn luyện là cơ hội tuyệt vời để họ phát triển các kỹ năng quản lý con người hiệu quả.
FLiP - Khóa đào tạo lãnh đạo của Facebook lại là một chương trình huấn luyện khác mà các nhà quản lý sẽ nhận được phản hồi và hướng dẫn từ nhà điều hành và đồng nghiệp của họ. Chương trình này cung cấp những bài học thực tiễn tuyệt vời về kỹ năng lãnh đạo, xử lý tình huống và cách làm việc trong đội nhóm.
🔰 Microsoft: TƯ DUY PHÁT TRIỂN SONG HÀNH VỚI CẢI THIỆN KỸ NĂNG 
Giáo sư tâm lý học Carol Dweck của trường đại học Stanford đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về ảnh hưởng của tư duy phát triển lên kết quả học tập của các sinh viên.
Nghiên cứu đã tác động đến nhiều người, trong đó có một cậu học sinh 13 tuổi. Cậu đã thực hành theo những nghiên cứu của giáo sư Dweck và đạt được những thành tựu tiến bộ tuyệt vời.
Giáo sư Dweck đã mỉm cười khi đọc lá thư của cậu học sinh trong chương trình TED talk của bà, bao gồm lời thú nhận thẳng thắn: “Giờ đây em nhận ra rằng gần hết cuộc đời mình đã bị lãng phí.”
Năm 2004, khi cậu bé Satya Nadella năm nào trở thành ông chủ của Microsoft, ông đã mở rộng công trình nghiên cứu của giáo sư Dweck dựa trên các cơ sở vững chắc. Mục tiêu của công trình lớn này là để khuyến khích nhân viên thay đổi tư duy của họ và tin tưởng rằng nếu họ ham học hỏi, chắc chắn các kỹ năng sẽ được cải thiện theo thời gian
🔰 Amazon: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHẰM VÀO NHÂN VIÊN YẾU KÉM 
Được ra mắt năm 2018, chương trình đào tạo nội bộ có tên Pivot của Amazon đã đặt ra rất nhiều câu hỏi trong giới kinh doanh và truyền thông.
Mục tiêu của chương trình là hướng dẫn và hỗ trợ những nhân viên có hiệu suất làm việc kém hiệu quả bằng cách ghép họ làm việc chung với một chuyên gia được gọi là những Đại sứ công việc.
Trong một email nội bộ, công ty đã thông báo với toàn thể nhân viên rằng “Pivot là một chương trình dành cho những nhân viên làm việc kém hiệu quả mặc dù đã được hướng dẫn trước đó. Mỗi nhân viên có 3 lựa chọn:
(1) Cải thiện hiệu suất làm việc
(2) Tự nguyện xin nghỉ việc ở Amazon
(3) Kháng nghị lại quyết định sắp xếp họ tham gia vào chương trình Pivot.
Đó là một phần trong kế hoạch cải thiện suất làm việc của nhân viên được gọi là PIP. Pivot được thiết kế với mục đích giám sát nhân viên trên con đường vươn tới thành công và gây áp lực lên những người thất bại. Với việc đánh giá và xếp hạng hàng năm, công ty sẽ lọc ra những nhân viên yếu kém nhất và đưa họ vào kế hoạch PIP.
Theo giám đốc nhân sự của Amazon, Pivot là một phương pháp để “đào tạo và thực thi những thay đổi về hành vi của nhân viên, là công cụ cần thiết để đảm bảo hiệu suất làm việc tốt hơn.”
Tuy nhiên, đối với các nhân viên, việc bị coi là yếu kém và tham gia chương trình này có thể coi là một lời cảnh báo trước khi nhận bị sa thải.
🔑 Những công ty kể trên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của VĂN HÓA HỌC TẬP và cho thấy nỗ lực không ngừng trong việc xây dựng chương trình đào tạo nội bộ sẽ mang lại kết quả tích cực. Nói cách khác, đào tạo và phát triển chính là lợi ích thiết thực nhất mà công ty có thể đem lại cho nhân viên và cũng là tiền đề cho sự tăng trưởng.
Đừng bỏ lỡ cơ hội phát triển năng lực đội ngũ ngay hôm nay.
 
(Sưu tầm)
 1.040      12/07/2021
Trao đổi nội dung về bài viết

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Địa chỉ: Số 3A Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng 1: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng 2: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 2253 79 78 79, Hotline: (+84) 936 985 256
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 6 -  Đã truy cập: 85.960.851
Chat hỗ trợ