Dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn hay được gọi chung là dầu mỡ bôi trơn. Ngày nay dầu mỡ bôi trơn ứng dụng rộng rãi và có tầm quan trọng trong các ngành công nghiệp, vận tải,...
Dầu bôi trơn và mỡ bôi trơn giống và khác nhau như thế nào, ưu và nhược điểm ra sao?. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết này.
1. Khái niệm về dầu mỡ bôi trơn
Là loại dầu dùng để bôi trơn cho các động cơ hệ thống máy móc. Dầu nhờn là hỗn hợp bao gồm dầu gốc và phụ gia, hay người ta thường gọi là dầu nhờn thương phẩm. Phụ gia thêm vào với mục đích là giúp cho dầu nhờn thương phẩm có được những tính chất phù hợp với chỉ tiêu đề ra mà dầu gốc không có được.
Hình 1: Dầu thủy lực - Dầu bôi trơn hiệu quả trong công nghiệp
- Thành phần cấu tạo dầu bôi trơn:
Được chế tạo từ hai thành phần chính là dầu khoáng và chất phụ gia. Chủ yếu từ parafin, isoparafin, naphten. Dầu bôi trơn được chia thành nhiều loại và mỗi loại được chia thành nhiều nhóm khác nhau và hầu hết dựa trên độ nhớt.
Hình 2. Thành phần cấu tạo dầu bôi trơn
- Ưu điểm của dầu bôi trơn:
+ Bôi trơn làm giảm ma sát và do đó làm giảm cường độ mài mòn, ăn mòn của các bề mặt tiếp xúc
+ Làm sạch và bảo vệ các chi tiết được bôi trơn khỏi các hạt mài mòn nhầm nâng cao tuổi thọ của máy móc
+ Làm mát động cơ, máy móc
+ Làm kín máy
+ Chống gỉ sét, hòa tan tốt các cặn, chất bẩn do ma sát hoặc quá trình đốt cháy nhiên liệu.
Là một loại vật liệu bôi trơn, thể đặc nhuyễn, nặng hơn dầu nhờn, có tác dụng bôi trơn các bề mặt ma sát có kết cấu hở như trục bánh xe, trục láp, khớp, bánh răng, ổ bi… nơi mà dầu nhớt không thể sử dụng được. Ngoài ra chúng còn có tác dụng chống mài mòn, chống oxy hóa, làm kín và bảo vệ các chi tiết trước sự xâm nhập của nước. Tỉ trọng của mỡ bôi trơn thường được tính bằng 0.99.
Hình 3: Mẫu mỡ bôi trơn sử dụng trong công nghiệp
- Thành phần cấu tạo của mỡ bôi trơn:
Mỡ là chất bôi trơn được sản xuất từ hai thành phần chính là dầu khoáng và chất làm đặc, ngoài ra còn có các chất phụ gia khác.
Hình 4. Thành phần cấu tạo của mỡ bôi trơn
- Ưu điểm của mỡ bôi trơn
+ Dễ sử dụng
+ Đỗ bám dính tốt, không bị rơi khỏi bề mặt bôi trơn tĩnh
+ Làm kín tốt hơn dầu, bảo vệ khỏi ăn mòn trong suốt quá trình dừng máy
+ Không bị rò rỉ hoặc vung tóe như dầu
- Nhược điểm của mỡ bôi trơn
+ Khả năng làm mát thấp
+ Cần lưu ý để tránh nhiễm bẩn trong suốt quá trình lưu trữ. Mạt kim loại mòn bị giữ lại trong chất bôi trơn. Chất nhiễm bẩn có thể làm tăng sự mài mòn.
+ Không thể sử dụng cho các ổ trục tốc độ cao.
2. Tại sao phải dùng dầu mỡ bôi trơn?
Hình 5: Cơ chế làm giảm ma sát của dầu mỡ bôi trơn
Khi đọc thấy chữ dầu mỡ bôi trơn đương nhiên ai cũng hiểu là nó có chức năng là bôi trơn! Nhưng mà bôi trơn như thế nào? Sử dụng loại nào cho phù hợp?
Hình 5: Dầu bôi trơn sử dụng rộng rãi trong động cơ ô tô
Máy móc nói chung trong khi vận hành sẽ xảy ra ma sát giữa các bề mặt kim loại của các chi tiết hoặc phần tiếp giáp giữa các chi tiết máy. Ma sát làm máy nóng lên, làm cản trở chuyển động và gây ra mài mòn dẫn đến hư hỏng máy móc.
Bôi trơn là ngăn cách sự tiếp xúc trực tiếp giữa các bề mặt bằng một chất có tính trơn trượt gọi là chất bôi trơn. Các chất bôi trơn thông thường là dầu nhớt và mỡ. Làm nhờn và bôi trơn bề mặt ma sát, do đó làm giảm hệ số ma sát, hạn chế tốc độ mài mòn của các chi tiết máy. Bảo vệ và chống han gỉ cho các chi tiết, bộ phận máy, tách biệt bề mặt kim loại với môi trường.
Hình 6: Mỡ bôi trơn được sử dụng trong động cơ và vòng bi
Góp phần làm kín khít một số bộ phận, chi tiết máy. Ưu điểm chính của việc dùng mỡ bôi trơn là đối với các bộ phận máy không thể dùng dầu nhờn để bôi trơn được thì người ta dùng mỡ bôi trơn để thay thế các nhiệm vụ của dầu nhờn
Nếu bạn muốn tìm hiểu về Dầu mỡ bôi trơn, hãy liên hệ với chúng tôi. Với phương châm làm việc chuyên nghiệp, tận tâm Bảo An Automation luôn cam kết mang tới cho khách hàng sản phẩm với chất lượng tốt nhất, giá thành hợp lý và đảm bảo giao hàng đúng tiến độ.