Nhiều cuộc thảo luận bàn về sự hợp tác giữa công nghệ sản xuất và công nghệ thông tin trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra và tác động đến toàn thế giới. Công nghệ đang ngày càng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất, nhu cầu hợp tác và tích hợp giữa công nghệ thông tin (Information Technology -IT) và công nghệ vận hành sản xuất (Operation Technology -OT) ngày càng lớn. Nhiều tổ chức đã nhận ra tiềm năng khi đầu tư vào những công nghệ mới và chuyển hóa quá trình vận hành sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công ty chưa nhận ra cơ hội thành công với IT và OT. Do đó, ở nhiều tổ chức, hoạt động khuyến khích tài chính và xây dựng kế hoạch kinh doanh có sử dụng IT và OT chưa được quan tâm đúng mức.
Có 6 lĩnh vực mà chiến lược tài chính và kinh doanh của tổ chức sản xuất bị ảnh hưởng bởi các công nghệ mới mà lần lượt là từng phần của sản xuất thông minh: Chiến lược và mô hình kinh doanh, Các ưu tiên và quyết định đầu tư, Lựa chọn tài chính, Quản lý dự án, Sử dụng thông tin và Hợp đồng tài chính và dữ liệu vận hành.
Mỗi lĩnh vực này có một mức độ quan trọng đối với chiến lược phát triển doanh nghiệp sản xuất với việc tận dụng kết quả hoạt động phân tích dữ liệu.
Phần lớn các nhà sản xuất sẽ tạo ra một nhóm chuyên gia trong cả IT và OT để phát triển chiến lược nhằm xác định vấn đề nội tại trong doanh nghiệp thông qua phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, chuyển hóa hoạt động quản lý sản xuất truyền thống sang mô hình quản lý sản xuất bởi dữ liệu thật khó thực hiện nếu như các doanh nghiệp đầu tư lượng tài nguyên hữu hạn, đặc biệt là trong giai đoạn khởi động quá trình chuyển hóa. Bởi sẽ có nhiều khó khăn, cản trở, từ thay đổi máy móc, thói quen, cho đến thay đổi cách thức sản xuất, cách thức khen thưởng khi áp dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 vào thực tế.
Chìa khóa để đạt được sự ủng hộ đầu tư của bộ phận tài chính trong các vấn đề liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0 là chứng minh sự phát triển năng lực tổ chức. Thông qua đào tạo, thuyết trình, thậm chí là kết quả từ các đề án thí điểm, nhóm chuyên gia nên chỉ ra hiểu quả khi ứng dụng các công nghệ như hệ thống quản trị sản xuất, mạng internet công nghiệp trong hoạt động tài chính công ty. ngay cả khi đã vượt qua giai đoạn khởi động, nhóm chuyên gia cần tiếp tục đồng hành trên con đường chuyển đổi kĩ thuật số của tố chức. Chiến lược đầu tư dài hạn cho cách mạng công nghiệp 4.0, thái độ liên tục học hỏi, phát triển các hệ thống như hệ thống quản trị sản xuất, mạng công nghiệp ... sẽ gíúp tổ chức vượt qua những khó khăn trên con đường phát triển.
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, thông tin tài chính cần được cập nhật nhanh chóng và mang tính hỗ trợ ra quyết định nhiều hơn. Môi trường sản xuất kỹ thuật số mới, chi phí sản phẩm là một yếu tố có thể làm sai lệch nghiêm trọng việc ra quyết định sản xuất, và có thể thay đổi thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.
Trong một sự kiện liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0, tổ chức MESA đã tiến hành một cuộc khảo sát và phát hiện ra các nhóm tư vấn công nghệ thường chưa biết cách chứng minh cho các chủ doanh nghiệp về khoản đầu tư vào hoạt động chuyển đổi số, chẳng hạn như hệ thống quản trị sản xuất, hay mạng internet công nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia sản xuất cần chứng minh tỉ suất hoàn vốn ROI cho các khoản đầu tư đó để các nhà đầu tư nhận ra mối đe dọa nếu không tiến hành chuyển đổi số. Điều quan trọng là một tổ chức sản xuất cần được sự ủng hộ về mặt tài chính trọng trong việc chuyển đổi sang sản xuất kỹ thuật số. Bộ phận tài chính cũng cần phải được tham gia vào các hoạt động phân tích dữ liệu, lập kế hoạch và đầu tư dự án sản xuất kỹ thuật số.
Tóm lại, những sáng kiến về hệ thống quản trị sản xuất, hay phân tích dữ liệu trong doanh nghiệp sản xuất cần được lên kế hoạch tốt, được tài trợ cho quá trình chuyển đổi. . Bộ phận tài chính công ty cần nhận ra các phân tích dự báo và phân tích tác động thực sự sẽ mang lại sự linh hoạt cho tổ chức, giúp họ kịp thời điều chỉnh việc ra quyết định tài chính để hỗ trợ các hoạt động sản xuất và tận dụng tối đa tiềm lực doanh nghiệp. Cách mạng công nghiệp 4.0 khi áp dụng vào các mô hình sản xuất như trên sẽ tạo rao ra nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp.