Nguyên lí làm việc của các timer dựa và các tiếp điểm/cặp tiếp điểm ON DELAY – OFF DELAY để tuần hoàn nguyền điện sử dụng liên tục và ngắt lúc cần thiết
Khi nguồn dây của rơ le thời gian được cấp điện OFF DELAY, trạng thái này được tác động và hoạt động tức thì. Khi cuộn dây ngừng cấp điện, các tiếp điểm hoạt động được trở về trạng thái ban đầu. Các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ chuyển về trạng thái ban đầu
Timer có chức năng chính là tự động đóng tắt các thiết bị điện có trong hệ thống khi không sử dụng nữa để tránh lãng phí nguồn năng lượng điện không cần thiết. Timer được xem là một công cụ hỗ trợ thông minh và cần thiết trong gia đình hoặc các cơ sở kinh doanh, công xưởng, nhà máy, trường học, khu canh nuôi thủy sản…
Timer được ứng dụng trong việc điều khiển tắt mở: ánh sáng, quạt thông gió, tưới nước, máy, sưởi ấm, cửa tự động và tạo tín hiệu âm thanh hình ảnh theo chu kỳ...
Như vậy, Timer có thể hiểu như một công cụ hẹn giờ đóng tắt các thiết bị điện một cách tự động dựa trên giờ giấc được bạn thiết lập sẵn. Khi sử dụng Timer bạn có thể chủ động hơn trong việc tiết kiệm điện, tránh những rủi ro chập mạch cháy nổ do điện gây ra.
Timer có hai loại chủ yếu là loại hẹn giờ cơ và loại điện tử. Mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Timer Analog giá thành rẻ, dễ sử dụng, thiết kế đẹp, điện năng tiêu hao thấp thì có thể chọn loại cơ (bù lại thì loại này không có pin tích điện và không có bộ ghi nhớ thời gian, khi cắm vào các thiết bị điện có công suất lớn thì sẽ xuất hiện tình trạng quá tải).
Timer điện tử có chức năng cao hơn, đa phần các doanh nghiệp, nhà máy, công trình sẽ lựa chọn sử dụng loại điện tử. Với hệ thống thời gian trên thiết bị chính xác đến từng phút, thiết kế thì nhỏ gọn, điện năng tiêu thụ thấp đồng thời có nhiều chế độ cài đặt theo nhu cầu của người sử dụng, phù hợp với những hệ thống cần độ chính xác cao, điều khiển nhiều thiết bị và trên diện tích lớn.