Lợi ích của hệ thống điều hành sản xuất (Manufacturting Execution System - MES) được ghi nhận trong rất nhiều tài liệu. Một trong những lợi ích hệ thống điều hành sản xuất mang lại là giảm sức lao động con người, từ đó giảm chi phí lao động trong nhà máy thông minh. Hệ thống điều hành sản xuất giảm chi phí lao động bằng cách nào, mức độ tác động cụ thể là bao nhiêu ? Bài viết này sẽ giúp giải đáp câu hỏi trên.
1. Vì sao hệ thống điều hành sản xuất có thể giảm chi phí lao động ?
Nhu cầu sản xuất tại các nhà máy, bao gồm cả nhà máy thông minh, đến từ các đơn hàng và lượng hàng sản xuất lưu kho. Có những nhà máy sản xuất đa dạng mặt hàng, số lượng mỗi mặt hàng thấp, nhu cầu sản phẩm thường xuyên biến động. Vì thế, hoạt động tiếp nhận, xử lý đơn hàng theo thứ tự và công việc lập kế hoạch sử dụng tài nguyên và máy móc để đáp ứng đơn hàng tại nhà máy thông minh gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, hoạt động ghi chép và thu thập dữ liệu, giám sát hiệu quả công việc tốn rất nhiều nhân công và tốn nhiều thời gian để làm việc với giấy tờ hoặc các quy trình dựa trên bảng tính.
Với hệ thống điều hành sản xuất, số lượng nhân sự tham gia quản trị sản xuất giảm đi đáng kể
Sử dụng máy tính hỗ trợ sản xuất có khả năng làm cho hoạt động sản xuất trở nên linh hoạt và hiệu quả, sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp và tốn ít thời gian sản xuất. Hệ thống điều hành sản xuất MES là một phương pháp sử dụng máy tính hỗ trợ sản xuất, liên kết thông tin giữa kế hoạch sản xuất và kiểm soát quy trình trong nhà máy thông minh. Do đó, hệ thống điều hành sản xuất MES bộc lộ tiềm năng tiết kiệm chi phí lao động. Với nhìn nhận đó, các công ty bắt đầu có mong muốn đánh giá cơ hội giảm thiểu mức độ phụ thuộc lao động trong quản trị quá trình sản xuất.
2. Hệ thống điều hành sản xuất giảm được bao nhiêu chi phí lao động ?
Một cuộc khảo sát năm 2009 về mức độ giảm thiểu số giờ thực hiện công việc trước và sau khi sử dụng hệ thống điều hành sản xuất MES được nhóm nghiên cứu sinh người Anh thực hiện. Phương pháp nghiên cứu là phỏng vấn trực tiếp kết hợp phỏng vấn gián tiếp qua email, điều tra chọn mẫu, sử dụng bảng hỏi, đồng thời giả lập trên phần mềm để biết cần bao nhiêu người quản trị hệ thống điều hành sản xuất MES. Nhóm nghiên cứu đã xem xét trên 4 giai đoạn của sản xuất: lập kế hoạch, xử lý đơn hàng, thực hiện sản xuất, ghi chép và xử lý dữ liệu. Kết quả cuộc khảo sát như đồ thị:
Biểu đồ mô tả lượng chi phí sản xuất giảm thiểu sau khi áp dụng hệ thống điều hành sản xuất
Biểu đồ cho thấy chi phí lao động cần thiết để thực hiện các hoạt động của sản xuất đều giảm rõ rệt sau khi áp dụng hệ thống điều hành sản xuất MES. Mức giảm trung bình là gần 50%, mặc dù mức giảm ở các hoạt động khác nhau không bằng nhau.
Biểu đồ cũng cho thấy, không một hoạt động sản xuất nào có thể thay thế con người hoàn toàn chỉ bằng việc sử dụng hệ thống điều hành sản xuất trong nhà máy thông minh.
Giá trị của việc giảm chi phí lao động nằm ở 2 mặt. Một là lượng tiền chi trả cho những nhân công có thể được cắt giảm. Hai là, giả sử khối lượng công việc nhiều lên mà công ty không muốn thuê thêm nhân viên, công ty sẽ phải đầu tư thêm công nghệ để đáp ứng yêu cầu công việc.
Kết luận
Trên thị trường, các đơn vị sản xuất luôn phải tìm cách gia tăng khả năng cạnh tranh và giảm lãng phí ở mọi cấp độ. Hệ thống điều hành sản xuất thường được nhìn nhận là một sản phẩm nguyên khối, không thể điều chỉnh. Điều này dẫn đến suy nghĩ cài đặt phần mềm và tích hợp chúng vào thực tiễn trở nên khó khăn và tốn kém. Do đó, các đơn vị triển khai hệ thống điều hành sản xuất cần phát triển hệ thống điều hành sản xuất theo hướng giải quyết ngay lập tức nhu cầu của nhà máy. Đó là giảm chi phí và cải thiện dòng tiền. Những chức năng của hệ thống điều hành sản xuất như quản lý năng lượng/quản lý nguyên liệu đòi hỏi đầu tư thấp hơn mà vẫn củng cố năng lực nhà máy. Về phía nhà máy, thay vì suy nghĩ áp dụng toàn bộ các chức năng hệ thống điều hành sản xuất, cần nhìn nhận và đánh giá lại định hướng phát triển, từ đó có những khoản đầu tư nhỏ và mang tính chiến lược. Trong tương lai, khi công nghệ phát triển, nhà máy thông minh thực sự được hình thành, rất có thể không còn công nhân để vận hành nhà máy.