2. Cách thức hoạt động của máy quét mã vạch
Máy quét mã vạch hoạt động bằng cách phát ra các chùm tia sáng cực tím, thường có màu đỏ tươi ngay khi khởi động. Ánh sáng này sẽ tìm và phát hiện mã vạch đặt gần nó có tác dụng tìm và phát hiện mã vạch đặt gần nó.
Có một số máy quét mã vạch có thể nhận diện mã vạch trong khoảng cách xa hơn thông thường, thường là máy quét mã vạch công nghiệp (máy quét mã vạch laser, máy quét mã vạch CCD,…)
Có nhiều cách để phân loại máy quét mã vạch, có thể là theo công nghệ chế tạo (CCD, Laser, Imager), hoặc theo công dụng (quét mã vạch 1D, 2D), theo cổng giao tiếp (cổng keyboard wedge, cổng RS-232 hay cổng COM, USB), hoặc theo cấu tạo (cầm tay, để quầy, đề bàn, desktop, dạng không dây,...).
Trong đó phân loại theo cấu tạo dạng cầm tay, và dạng để bàn là được dùng nhiều nhất.
Máy quét mã vạch cầm tay: thường được kết nối với máy tính bằng cổng USB hoặc Wireless (không dây), và có thể di chuyển mọi nơi, vì vậy dạng máy này thường được ứng dụng cho môi trường làm việc kho hàng, xí nghiệp, nhà máy,…
Máy quét mã vạch để bàn: thì ngược lại, chỉ đặt yên một chỗ, tại các quầy thanh toán trong cửa hàng, đại lý, siêu thị. Khi cần đọc mã vạch, thì phải đem hàng hóa đó đến tận nơi để máy có thể đọc mã vạch một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngoài tính năng quét như trên, các loại máy này còn được bổ sung thêm nhiều tính năng thân thiện như hệ thống quét tự động, lập trình đơn giản với độ bền tối đa, dễ dàng sử dụng và hoạt động, tốc độ quét nhanh, phạm vi quét rộng và chính xác.
Công nghệ CCD: Máy quét theo công nghệ CCD rất bền, và đáng tin cậy, nhưng có nhược điểm là nó chỉ quét được mã vạch trên bề mặt phẳng, và cự ly gần, không quét được barcode theo chiều cong như ở trên chai,... Bù lại, giá thành của loại máy này rẻ hơn máy quét dùng công nghệ laser.
Công nghệ Laser: Máy quét mã vạch dùng tia laze phát ra tia sáng rất mảnh cắt ngang bề mặt barcode, có ưu điểm là rất nhạy, chính xác, quét được mã vạch trên bề mặt cong, và quét tầm xa. Nhưng loại máy này thì không bền bằng CCD laser, do mắt đọc của nó sử dụng tương tự như của đầu đĩa, sau một thời gian sẽ bị kén barcode giống như hiện tượng kén đĩa của đầu đĩa, và có thể bị hỏng hẳn. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ này đã được cải thiện đáng kể để nâng tuổi thọ và độ bền của nguồn phát laser.
Công nghệ Imager: Máy đọc mã vạch sử dụng công nghệ Imager thường được ứng dụng để đọc nhiều mã vạch liền nhau, bằng cách chụp lại và phân tích xác nhận mã đọc, vì vậy tốc độ của máy đọc công nghệ này thường chậm hơn, thích hợp trong ngành y tế bởi tính chính xác và so sánh của thiết bị.
Máy quét mã vạch 1D: hay máy quét tuyến tính (linear scanner) thường là loại máy quét cầm tay, quét được các loại mã vạch 1D thông dụng và một số không thông dụng bằng tia sáng nằm ngang. Cần lưu ý là KHÔNG PHẢI ký hiệu mã vạch 1D nào máy cũng có thể đọc được, nên cần xem hướng dẫn sử dụng trong hộp sản phẩm.
Máy quét mã vạch 2D: hay Barcode Imager là loại máy quét, ngoài 1D, máy còn có thể đọc được mã vạch 2D như PDF-417, Data Matrix, MaxiCode, v.v…. Nó dùng laze sau đó phản xạ bằng một hệ thống lăng kính để tạo thành 1 chùm sáng phủ trên mọi góc độ của ký hiệu mã vạch. Vì thế, ta có thể quét theo bất cứ chiều nào, khi quét mã vạch 1D bằng máy quét 2D, trong khi đó nếu dùng máy quét 1-D, ta phải bắn tia sáng cắt ngang qua toàn bộ mã vạch. Từ đây có thể thấy, nếu cần quét tính tiền hàng hóa nhanh chóng, nhất là ở trong siêu thị lớn, thì nên sử dụng máy quét 2D.
Cổng keyboard: vì nó giao tiếp như 1 bàn phím, nên khi kết nối với máy tính, ta phải tháo bàn phím của máy tính ra. Sau đó ghim dây của scanner vào vị trí của bàn phím, rồi ghim dây của bàn phím vào đầu còn lại của dây scanner. Loại máy quét này khi quét chỉ cần dùng phần mềm văn bản thông dụng như Nodepad, Word hay Excel là được, rất tiện lợi, dễ dùng, và không cần driver.
Cổng COM hay RS-232: loại này thường phải cung cấp thêm 1 nguồn điện 5VDC từ bên ngoài và phải dùng phần mềm đặc biệt kèm theo máy để setup và quét mã vạch. Trong ứng dungj thực tế thì người ta phải sử dụng phần mềm tự lập trình riêng để đáp ứng được yêu cầu thực tế. Thường các loại máy quét để bàn và các loại máy quét 2D hay sử dụng cổng RS-232.
Cổng USB: Loại máy quét này dùng nguồn từ máy tính với cường độ dòng điện lên đến 500mA. Dùng cổng USB có thể cắm thẳng thiết bị vào máy tính mà không cần phải shutdown máy, tốc độ truyền dữ liệu nhanh và dữ liệu quét cũng có thể đưa thẳng vào các phần mềm văn bản thông dụng như trường hợp máy quét dùng cổng keyboard.
Máy đọc mã vạch cầm tay (handheld Scanner): có 2 dạng là CCD và Laser, thường được ứng dụng trong các cửa hàng bán lẻ, nhà sách, có giá rẻ nhất trong số các loại máy quét. Đa số các loại máy quét cầm tay đều có kèm theo giá đỡ, chân đế, để chuyển sang chế độ rảnh tay như để bàn.
Máy đọc mã vạch để quầy, để bàn (In-counter Scanner): thường là loại 2D, có tốc độ cao, có thể lên tới 2000 scans/second, nên rất nhạy, và có khả năng quét được các loại mã vạch kém chất lượng, nên được ứng dụng trong các siêu thị hay các trung tâm thương mại cỡ lớn. Có thể kết hợp với hệ thống POS tạo thành điểm bán hàng mang tính chuyên nghiệp và hiện đại.
Máy đọc mã vạch Desktop (Desktop scanner): thiết kế nhỏ gọn, được kết nối thường xuyên với máy vi tính giống như là 1 thiết bị ngoại vi. Máy quét dạng Desktop thường chỉ quét được mã vạch 1D và được sử dùng cho các công việc văn phòng, các cơ quan hành chánh có nhu cầu quét mã vạch trên giấy tờ tài liệu.
Máy đọc mã vạch Dạng đọc thẻ, coupon, tài liệu: là máy quét 2-D sử dụng chùm tia laser và có tầm quét xa và rộng, với tốc độ có thể lên đến trên 1000 scans/second, thường được ứng dụng ở các quầy tính tiền trong các Club, quầy Bar, cửa hàng ăn uống khi thẻ barcode được sử dụng như là thẻ hội viên (membership).
Máy đọc mã vạch không dây: hình dạng giống như “Mẹ bồng con”, gồm 2 phần: 1 phần nối với máy tính (coi như máy mẹ) và phần kia là scanner không dây sử dụng Pin sạc. Loại này thường được dùng để đọc mã vạch của các món hàng lớn, mà ta không dễ dàng di chuyển đến quầy tính tiền để quét được.
Thiết bị đầu cuối không dây: là dạng máy trạm theo công nghệ không dây RFID mà các công ty chuyên bán các thiết bị mã vạch của chúng ta thường gọi là “máy kiểm kho”. Các Data Terminal thu thập dữ liệu và lưu trữ vào bộ nhớ của máy. Sau đó có thể truy xuất dữ liệu tại máy hoặc Download về máy tính để xử lý. Sự khác biệt giữa Data Terminal và loại máy “Mẹ bồng con” là Terminal hoạt động như 1 máy trạm, có Firmware và có thể lập trình cho dữ liệu thu thập, còn loại máy “Mẹ bồng con” hoạt động như 1 máy quét cầm tay thông thường, tức là dữ liệu thu thập được truyền thẳng về máy vi tính. Do đó nó được xếp vào loại Handheld Scanner chứ không phải theo công nghệ RFID. Portable Data Terminal được sử dụng trong hệ thống kiểm kho, kiểm tra hàng hoá trên các kệ hàng hoặc thu thập dữ liệu ở những nơi không có máy tính.
Máy đọc mã vạch công nghiệp: có độ chính xác rất cao, được thiết kế treo giống như đèn sân khấu, dùng để kiểm tra hàng hoá sản xuất ngay tại đầu ra của băng chuyền. Chùm tia sáng phát ra có miền quét rất sâu và phủ rộng, có thể quét cùng lúc nhiều loại mã vạch trong vùng phủ sáng. Được sử dụng chủ yếu cho các khu công nghiệp, các xí nghiệp sản xuất hàng hoá trên băng chuyền. Loại máy quét này cũng có thể được bố trí trong kho để khi 1 kiện hàng được mang ra đều phải qua vùng phủ sáng của máy quét và do đó thông tin trên kiện hàng được ghi nhận. Được sử dụng trong vận chuyển, giao nhận hàng
Máy đọc mã vạch Dạng kéo thẻ (Barcode Slot Reader): cùng với thẻ từ và thẻ thông minh được ứng dụng trong công nghệ nhận dạng tự động như hệ thống Access Control dùng để mở cửa, hệ thống Time Attendence dùng để chấm công, quản lý nhân sự. Sự khác nhau giữa 1 máy barcode slot reader và 1 máy quét barcode thông thường là ở chỗ khi kéo thẻ barcode, mã số được đưa vào máy đọc sẽ tác động 1 hiệu ứng điện và cơ học để làm mở cửa, mở khoá (Access Control), hoặc mã số được đưa vào 1 phần mềm quản lý nhân sự nhằm mục đích chấm công, quản lý nhân viên.
- Keyence – Nhật Bản
- Omron – Nhật Bản
- Cognex – Mỹ
- Honeywell – Mỹ
- Symbol Zebra - Mỹ
Bài viết nên xem: