Cảm biến nhiệt độ hồng ngoại là gì? Ứng dụng của các loại cảm biến hồng ngoại?

1. Cảm biến nhiệt độ hồng ngoại là gì?

Cảm biến hồng ngoại hay còn được gọi là IR Sensor,  chúng là một thiết bị điện tử có khả năng đo và phát hiện bức xạ hồng ngoại trong môi trường xung quanh. 

 
 
Hình ảnh các thiết bị sử dụng Cảm biến nhiệt độ hồng ngoại

Hình ảnh các thiết bị sử dụng Cảm biến nhiệt độ hồng ngoại

2. Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ hồng ngoại

Cảm biến hồng ngoại sẽ hoạt động bằng cách sử dụng một cảm biến ánh sáng cụ thể để phát hiện bước sóng ánh sáng chọn trong phổ hồng ngoại (IR). Bằng cách sử dụng đèn LED tạo ra ánh sáng có cùng bước sóng với cảm biến đang tìm kiếm, bạn có thể xem cường độ của ánh sáng nhận được. Khi một vật ở gần cảm biến, ánh sáng từ đèn LED bật ra khỏi vật thể và đi vào cảm biến ánh sáng. Điều này dẫn đến một bước nhảy lớn về cường độ, mà chúng ta đã biết có thể được phát hiện bằng cách sử dụng một ngưỡng.

Hình ảnh minh họa về nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ hồng ngoại

Hình ảnh minh họa về nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ hồng ngoại

3. Các loại cảm biến nhiệt độ hồng ngoại

Có hai loại cảm biến hồng ngoại đó là cảm biến dạng chủ động và thụ động. Cảm biến hồng ngoại hoạt động bằng cách phát ra và phát hiện bức xạ hồng ngoại.

a. Cảm biến hồng ngoại chủ động thường cấu tạo có hai phần: diode phát sáng (LED) và máy thu. Khi một vật thể đến gần cảm biến, ánh sáng hồng ngoại từ đèn LED sẽ phản xạ khỏi vật thể và được người nhận phát hiện. Cảm biến hồng ngoại hoạt động đóng vai trò là cảm biến tiệm cận và chúng thường được sử dụng trong các hệ thống phát hiện chướng ngại vật (như trong robot).

 
 
Hình ảnh thiết bị sử dụng Cảm biến nhiệt độ hồng ngoại chủ động

Hình ảnh thiết bị sử dụng Cảm biến nhiệt độ hồng ngoại chủ động

 

b. Cảm biến hồng ngoại thụ động có nghĩa là chỉ nhận các tia hồng ngoại phát ra từ vật thể khác như người, động vật hoặc một nguồn nhiệt bất kỳ, chứ tự nó không phát ra tia hồng ngoại nào cả. Sau khi nhận biết được nguồn nhiệt, bộ phận cảm biến sẽ phân tích để xách định điều kiện báo động. Vì thế người ta gọi đó là thụ động, chỉ phát hiện chứ không phải là nguồn phát ra tia hồng ngoại.

Hình ảnh thiết bị sử dụng Cảm biến nhiệt độ hồng ngoại thụ động

Hình ảnh thiết bị sử dụng Cảm biến nhiệt độ hồng ngoại thụ động

4. Ứng dụng của cảm biến nhiệt độ hồng ngoại

Cảm biến hồng ngoại là thiết bị có nhiều tính năng nổi bật như: bật tắt đèn tự động, báo trộm, mở cửa tự động…

a. Cảm biến hồng ngoại giúp bật tắt đèn tự động: với chức năng bật đèn tự động khi có người bước vào thì cảm biến hồng ngoại tự động đèn sẽ sáng lên. Và khi người di chuyển đến đâu thì đèn sẽ sáng đến đó. Vì thế mà ở các không gian lắp đặt thiết bị cảm biến hồng ngoại ở những vị trí như hành lang dùng bật đèn chiếu sáng lối đi hoặc nhà vệ sinh sẽ giúp cho các không gian đó được chiếu sáng luôn.

 

Ứng dụng Cảm biến hồng ngoại giúp bật tắt đèn tự động

Ứng dụng Cảm biến hồng ngoại giúp bật tắt đèn tự động

 

b. Cảm biến hồng ngoại giúp chống trộm: so với các thiết bị chống trộm khác thì việc sử dụng thiết bị cảm biến hồng ngoại giúp chống trộm tốt nhất, bảo vệ được gia đình. Bởi khi đêm đến nếu có trộm bước vào nhà hay đi qua sân vườn, ban công của nhà bạn, khi chúng đi ngang qua mắt cảm ứng mà trộm không xác định được vị trí lắp đặt của cảm biến thì thiết bị hú còi và ngay lúc đó thì chủ nhà biết có trộm để đề phòng và có biện pháp xử lý kịp thời 

 

Ứng dụng Cảm biến hồng ngoại giúp chống trộm

Ứng dụng Cảm biến hồng ngoại giúp chống trộm

c. Cảm biến hồng ngoại giúp mở cửa tự động: hiện nay có nhiều thiết bị cảm biến hồng ngoại được lắp đặt kèm theo chế độ mở cửa tự động giúp cho người dùng có thể tiện lợi và linh hoạt hơn khi sử dụng và lắp đặt các thiết bị.

 

Ứng dụng Cảm biến hồng ngoại giúp mở cửa tự động

Ứng dụng Cảm biến hồng ngoại giúp mở cửa tự động

5. Ưu - nhược điểm của cảm biến nhiệt độ hồng ngoại

Dưới đây là một số ưu-nhược điểm của cảm biến nhiệt độ hồng ngoại:

a. Ưu điểm:

Nếu bạn đang muốn dùng loại đèn có độ nhạy cao, có khả năng phát hiện chuyển động nhỏ xuyên tường mỏng, gỗ, nhựa,… thì có thể chọn đèn dùng công nghệ cảm biến rada. Với công nghệ này, đèn có góc quét rộng, 360 độ, không điểm chết và cảm ứng với khoảng cách 6 – 8m. Đèn áp dụng công nghệ radar sẽ không phụ thuộc cảm biến vào nhiệt độ môi trường.

Đối với công nghệ cảm biến hồng ngoại, đèn có khả năng phân biệt được cả chuyển động của người và đồ vật. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh được góc cảm ứng theo ý muốn của mình và sử dụng vách ngăn để tránh vùng không muốn cảm ứng.

b. Nhược điểm:

Độ nhạy cao của cảm biến radar đôi khi cũng là nhược điểm của công nghệ này vì dễ bị nhầm lẫn khi phát hiện vật chuyển động. Đèn dùng công nghệ cảm biến hồng ngoại lại có yếu điểm là góc quét nhỏ, có điểm chết, không thể cảm biến xuyên vật cản. Chính vì công nghệ này phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ để cảm biến nên tại môi trường có nhiệt độ cao thì đèn càng kém nhạy. Phạm vi đèn cảm biến được chỉ trong khoảng 2 – 3m.

6. Một số lưu ý khi sử dụng cảm biến nhiệt độ hồng ngoại

a. Các vấn đề cần tránh khi lắp đặt cảm biến hồng ngoại

  • Không hướng mắt cảm biến về phía giàn nóng máy lạnh vì giàn nóng máy lạnh khi hoạt động thường có nhiệt độ cao, tia bức xạ hồng ngoại của nó phát ra sẽ gây nhiễu cảm biến, khiến nó hoạt động không chính xác.
  • Không hướng mắt cảm biến về phía cửa sổ có rèm che để tránh báo động giả. Khi cửa sổ mở, nhiều nguồn nhiệt xâm nhập rèm che gặp gió sẽ có thể gây nhiễu cảm biến vi sóng.
  • Không lắp đặt cảm biến PIR trong nhà ra ngoài trời bởi vì cảm biến PIR loại trong nhà không có tính năng chịu mưa nắng, để ngoài trời dù không trực tiếp gặp mưa nắng, nó cũng dễ bị hỏng dần chất liệu vỏ, lăng kính fresnel, khiến chức năng hoạt động kém dần đi.
  • Không hướng trực tiếp mắt cảm biến về nơi nhiều nắng mặt trời. Tia mặt trời có nhiều bức xạ hồng ngoại, khiến cảm biến bị nhiễu.
  • Không nên đặt cảm biến gần dây điện nguồn bởi vì cảm biến PIR là một thiết bị điện tử, hoạt động ở điện áp thấp nên hạn chế đặt gần điện nguồn cao áp.
  • Không nên hướng mắt cảm biến ra phía cổng sát đường đi để tránh báo động giả không đáng có do người khác đi bộ hoặc chạy bộ ngang qua cổng. Cảm biến có thể lầm với việc đột nhập.
  • Không lắp cảm biến trên tường bị rung để giúp cảm biến hoạt động ổn định hơn

b. Một số lưu ý khác:

Trong hướng dẫn lắp đặt của hầu hết mọi nhà sản xuất cảm biến PIR đều có ghi chú về các vị trí lắp cảm biến cần tránh. Nếu không để ý kỹ, người lắp đặt sẽ dễ phạm phải. Kết quả là cảm biến có khi không hoạt động đúng chức năng, có khi lại báo động giả. Chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Đặt đầu báo tại nơi kẻ đột nhập phải đi qua, hoặc tại nơi tạo ra một cái bẫy với kẻ gian.
  • Đặt đầu báo với độ cao đúng như tài liệu kỹ thuật chỉ dẫn.
  • Tính toán vùng cảm nhận của đầu báo sao cho phù hợp với vùng cần cảm nhận theo yêu cầu.
  • Tránh những vùng khuất (điểm mù) tại nơi lắp đặt, khiến đầu báo không thể phát hiện được chuyển động.
  • Kiểm tra khả năng cảm nhận của đầu báo sau khi lắp đặt.
  • Do đầu báo động hồng ngoại nhạy cảm với năng lượng hồng ngoại, cần lưu ý tránh các nguồn phát nhiệt, dễ gây ra báo động giả như: Gần cửa, điều hoà, lỗ thoát khí, bếp lửa và ánh sáng mặt trời.
  • Công nghệ giúp phân biệt vật nuôi
 
Hình ảnh minh họa một số lưu ý khi lắp đặt cảm biến nhiệt độ hồng ngoại

Hình ảnh minh họa một số lưu ý khi lắp đặt cảm biến nhiệt độ hồng ngoại

 

Nếu bạn muốn tìm hiểu về Tự động hóa trong nhà máy và cảm biến nhiệt độ hồng ngoại, hãy liên hệ với chúng tôi. Với phương châm làm việc chuyên nghiệp, tận tâm Bảo An Automation luôn cam kết mang tới cho khách hàng sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hợp lý và thời gian cấp hàng nhanh.

 6.008      28/09/2020

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Địa chỉ: Số 3A Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 2253 79 78 79
Hotline: (+84) 989 465 256 (Miền Bắc) / (+84) 936 862 799 (Miền Nam)
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 8 -  Đã truy cập: 120.006.608
Chat hỗ trợ