Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao về xây dựng Chiến lược quốc gia cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mời hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học người Việt đang làm việc và học tập ở nước ngoài tham gia Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam. Nhiều người trong số đó từng chứng kiến hiệu quả mà hệ thống cảnh báo sản xuất, hệ thống quản lý năng lượng hay hệ thống điều hành sản xuất mang lại lợi ích. Chương trình do Bộ Kế hoạch và Đầu tư khởi xướng và chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiều cơ quan, đơn vị khác cùng một số địa phương tổ chức.
Đây là sáng kiến nhằm quy tụ và huy động tối đa nguồn lực chất xám. Các chuyên gia người Việt được đào tạo bài bản và đang làm việc tại các quốc gia có nền tảng khoa học công nghệ phát triển, nơi mà hệ thống cảnh báo sản xuất, hệ thống quản lý năng lượng hay hệ thống điều hành sản xuất đã và đang được sử dụng. Chương trình được kỳ vọng sẽ khơi nguồn cảm hứng, tạo sự liên kết mới từ những tinh hoa khoa học công nghệ trong và ngoài nước, từ đó lan tỏa thành những động lực đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, tạo ra sự đổi thay về diện mạo và trình độ phát triển công nghệ của Việt Nam, để cùng đồng hành và tiến xa trong một kỷ nguyên kỹ thuật số đầy mới mẻ và hứa hẹn.
Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam diễn ra trong 7 ngày, từ ngày 18 - 24/8/2018 với chủ đề “Sức mạnh Thăng Long - Trí tuệ Việt Nam". Thành phần nòng cốt là 100 người Việt trẻ tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ ở nước ngoài. Với hiểu biết về cách mạng công nghiệp 4.0, hệ thống cảnh báo sản xuất, hệ thống quản lý năng lượng, hay hệ thống điều hành sản xuất, họ sẽ mang hiểu biết để hiến kế cho nhiều lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trong nước.
Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam sẽ gồm một chuỗi các hoạt động tại các địa phương tại Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh, tập trung vào nhiều động rất ý nghĩa và thiết thực như: Gặp gỡ các Lãnh đạo cao cấp của Nhà nước và Chính phủ; Gặp gỡ các Bộ, ngành, địa phương; Gặp gỡ cộng đồng khởi nghiệp, trí thức làm khoa học và công nghệ tại Việt Nam; Trao đổi và làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, tiên phong trong phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; làm việc tại các khu công nghệ cao tại Hà Nội, TP.HCM
Một trong những mục tiêu lớn nhất của các chuyên gia, nhà khoa học người Việt ở nước ngoài hướng đến là tìm hiểu rõ hơn về những bài toán lớn của Việt Nam mà họ có thể chung tay góp sức giải quyết.
Trong buổi gặp mặt tối 19/8, trả lời câu hỏi “đâu là những bài toán lớn của Việt Nam hiện giờ (?)”, Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ:
Một là trợ lý ảo. “Người Việt Nam tính linh hoạt, trực quan rất cao, nhưng những kiến thức cơ bản nền tảng lại không nhiều lắm. Nhiều cuộc họp cãi nhau nhiều về khái niệm. Giờ nếu có trợ lý ảo, khi gặp vấn đề về nền tảng cơ bản, hỏi luôn trợ lý ảo để có ngay câu trả lời thì sẽ có thời gian đi vào những vấn đề sâu hơn.”, ông Nguyễn Mạnh Hùng phân tích. Ngoài ra, trợ lý ảo cũng rất có ích nếu có thể ứng dụng vào hệ thống quản lý năng lượng, hệ thống điều hành sản xuất hay đơn giản hơn là hệ thống cảnh báo bất thường.
Hai là, muốn có an ninh mạng thì phải có hệ sinh thái ứng dụng Việt Nam.
Ba là, Việt Nam có những bài toán lớn mà công nghệ hoàn toàn có thể giải được như chống tham nhũng, quản lý cán bộ, giám sát xã hội... Đảng và nhà nước đang rất cần lời giải này.
Bốn là công nghệ quốc phòng, Việt Nam muốn mạnh, không nhược tiểu thì phải có vũ khí chiến lược hiện đại. Rất có thể với những vũ khí đưa được công nghệ mới nhất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì Việt Nam sẽ có vị thế, hòa bình lâu dài.
Năm là cuộc sống an toàn trên không gian mạng. Bài toán an toàn thông tin cũng được đặt ra với những đơn vị quản lý bằng công nghệ thông tin như hệ thống cảnh báo sản xuất, hệ thống quản lý năng lượng, hệ thống điều hành sản xuất.
Với quan điểm “bài toán vĩ đại sinh ra người vĩ đại, bài toán lớn thì sinh ra người giỏi”, người đứng đầu Bộ TT&TT cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam tham dự buổi gặp mặt đưa ra những bài toán lớn cần có sự hợp tác của trí thức Việt kiều.
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel Lê Đăng Dũng cho biết tập đoàn này đang có khá nhiều bài toán lớn, trong đó có thể kể đến con chip 5G (mong muốn đến năm 2020, Viettel có thiết bị 5G thương mại hóa cùng với xu hướng của thế giới); hoặc công nghệ cảm biến, chip cảm biến đưa vào các thiết bị IoT (Internet kết nối vạn vật)…
Đại diện FPT, Chủ tịch Trương Gia Bình chia sẻ bài toán về hoạt động giáo dục đào tạo để Việt Nam sớm trở thành cường quốc về trí tuệ nhân tạo. Đồng thời muốn tìm đối tác hợp tác nghiên cứu giải pháp để tăng độ chính xác trong nhận dạng hình ảnh, giọng nói cho nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI platform) đã được FPT đưa vào sử dụng trong nước và nước ngoài (độ chính xác hiện tại đạt khoảng 95%).
Chủ tịch CMC Nguyễn Trung Chính nêu bài toán lớn là làm thế nào để người Việt Nam tập hợp thành quốc gia hùng mạnh ngang hàng thế giới để chống các cuộc tấn công mạng. Các vấn nạn như tấn công mạng để đánh cắp thông tin sẽ càng nguy hại hơn khi nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng hệ thống cảnh báo sản xuất, hệ thống quản lý năng lượng hay hệ thống điều hành sản xuất phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.
Chủ tịch Bkav Nguyễn Tử Quảng cũng bày tỏ mong muốn cùng xây dựng Việt Nam thành nước số 1 về an ninh mạng. Đồng thời ông cũng chia sẻ một số kế hoạch lớn như tìm đối tác hợp tác để 3 năm tới đưa Bkav chiếm thị phần số 1 Việt Nam về điện thoại thông minh (smartphone); muốn tìm người bán các sản phẩm nhà thông minh (smarthome); và có tham vọng xây dựng mạng xã hội có thể thay Facebook tại Việt Nam trong tương lai.
Còn Chủ tịch Vietnam Post Phạm Anh Tuấn chia sẻ bài toán đưa Bưu điện Việt Nam thành công ty hàng đầu khu vực về logistic, hiện đại hóa hoạt động bưu chính chuyển phát.
Nguồn: ictnews.vn