Kinh tế số cần toàn xã hội hỗ trợ


Kinh tế là động lực phát triển xã hội. Lịch sử đã chứng minh xã hội trở nên biến động rối loạn khi kinh tế gặp khó khăn. Để vượt qua những khủng hoảng về kinh tế, con người phát minh ra nhiều phương tiện, công cụ để sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn, cũng như sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên (chẳng hạn quản lý giám sát năng lượng để tiết kiệm năng lượng). Trong thời đại số ngày nay, những  bước tiến lớn của khoa học công nghệ hứa hẹn tiếp tục ghi dấu ấn trong sự phát triển của bất kì nền kinh tế nào. Việt Nam muốn đạt được thành quả đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu từ bốn lực lượng xã hội - nhà nước, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà trường. Bốn "nhà" có vai trò tương hỗ lẫn nhau nhằm tạo ra một sự biến đổi ngoạn mục cho nền kinh tế nước nhà.

Huong den kinh te so

1, Nhà nước kiến tạo chế độ, chính sách


Trên thế giới, làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ tư được chính phủ các nước rất quan tâm. Đức - quốc gia đưa ra  khái niệm “Industrie 4.0” - đề ra chiến lược công nghiệp 4.0, hướng tới thế hệ nhà máy thông minh và soạn thảo nhiều tiêu chuẩn liên quan. Từ năm 2012, Đức thành lập Nhóm đặc trách nghiên cứu các lĩnh vực ưu tiên hành động nhằm tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế mới  cho nước Đức. Không lâu sau, Mỹ cũng ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế tạo (cụ thể là nhà máy thông minh) với khái niệm mới “Internet công nghiệp” và thành lập Liên minh Internet công nghiệp năm 2014 để nghiên cứu ứng dụng IoT trong công nghiệp. Nước Anh năm 2010 đã đưa ra sáng kiến “thành phố công nghệ” (Tech City UK) với 21 cụm công nghệ số trên khắp nước Anh. Chính phủ Hàn Quốc lên kế hoạch cấp vốn cho hơn 2000 doanh nghiệp nhỏ và vừa để thúc đẩy sự thành lập “nhà máy thông minh”. Nhật Bản năm 2013 công bố “Chiến lược toàn diện cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”, thúc đẩy “thông minh hóa”, “hệ thống hóa”, “toàn cầu hóa”,  tập trung phát triển “xã hội 5.0” - xã hội “siêu thông minh”.

 

Tại Viêt Nam chính phủ cũng rất quan tâm đến công nghiệp 4.0. Năm 2017 , Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được ban hành. Chỉ thị nêu nhiệm vụ  thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông; phát triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số; tạo ra hành lang pháp lý, mở cửa chính sách tạo môi trường cho các doanh nghiệp được tự do nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng công nghệ mới. Chính phủ cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng công nghệ vào sản xuất, từng bước hình thành nhà máy thông minh.

 

Việc tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng cho doanh nghiệp thực hiện ý tưởng sản xuất-kinh doanh là rất cần thiết. Những xu hướng, công nghệ mới chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn, do đó rất dễ vướng các quy định trong nhiều lĩnh vực, hoạt động cụ thể. Những doanh nghiệp start-up mong muốn hình thành nhà máy thông minh còn nhiều tiềm năng sáng tạo khi thực hiện sáng kiến thường bị đòi hỏi làm việc theo quy trình, cách thức cũ. Điều này vô tình làm giảm sự hiệu quả của các sáng kiến đổi mới, chặn lại sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước. 



2, Nhà khoa học nghiên cứu hướng đi

Nha khoa hoc nghien cuu huong di

Cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến những sự đột phá không thể phủ nhận, nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho tương lai cho Việt Nam. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) báo cáo Việt Nam nằm trong nhóm các nước chưa có sự sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các yếu tố về đổi mới sáng tạo công nghệ và giáo dục - những yếu tố chuẩn bị cho cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam đều đang ở mức thấp. Việt Nam chỉ đạt 4,9 trên thang điểm 10 về mức độ sẵn sàng với cách mạng 4.0.

Ngoài ra, theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 3/4 doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam đang sử dụng máy móc hết khấu hao. Doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn loay hoay không thể loại bỏ được những máy móc có công nghệ lạc hậu 2-3 thế hệ. Còn theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ đổi mới công nghệ trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 đặt ra là tăng bình quân mỗi năm 13%, nhưng kết quả chỉ tăng 10,68%/năm. Có thể trong tương lai cần trang bị phần mềm quản lý sản xuất, hệ thống quản lý năng lượng, thiết bị quản lý giám sát năng lượng để đánh giá hiệu quả sử dụng máy móc.

Những con số từ 3 cơ quan, tổ chức trên chỉ ra rằng Việt Nam mong muốn tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để bứt tốc vươn lên, thay đổi diện mạo kinh tế cả nước là một thách thức lớn. Các nhà khoa học, nhân tài công nghệ cần được tập trung, nghiên cứu trong một số tổ hợp khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia, vừa nghiên cứu, vừa sản xuất kinh doanh và chỉ tập trung vào các công nghệ cốt lõi như khoa học máy tính,phần mềm quản lý sản xuất, phần mềm quản lý giám sát năng lượng, robot…  Các nhà khoa học cũng cần chủ động xác định rõ trọng điểm đầu tư, mục tiêu phát triển, cũng như đề ra lộ trình thực hiện thích hợp cho từng lĩnh vực ngành nghề. 


3, Nhà quản lý (doanh nghiệp) áp dụng công nghệ vào thực tiễn

 
Để xây dựng thành công nền kinh tế số, hình thành những nhà máy thông minh,  doanh nghiệp đóng vai trò là chủ thể, là gốc rễ cho mọi sự thay đổi, vì doanh nghiệp là nơi phản ánh rõ nhất hiệu quả áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật mới, không chỉ quản lý giám sát năng lượng hiệu quả mà còn ở năng suất lao động.
 
Hiện nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến cách mạng công nghiệp 4.0. Theo một cuộc khảo sát năm 2017 với gần 400.000 thành viên của Báo điện tử VnEconomy cho kết quả như sau: 57% số người quan tâm đến cách mạng công nghiệp 4.0. Trong 57% này thì có 48% đang tìm hiểu, nghiên cứu; 30% chưa làm gì, 17% đang xây dựng kế hoạch, chiến lược và chỉ có con số rất nhỏ là 7% đang triển khai. Trong 43% số người không quan tâm đến cách mạng công nghiệp 4.0 hay khái niệm nhà máy thông minh, có tới 64% nói rằng "chưa hiểu rõ bản chất cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0", 12% cho rằng sẽ không ảnh hưởng tới lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động và 17% nhấn nút "chưa có nhu cầu quan tâm". Quan tâm đúng mức đến làn sóng Công nghiệp 4.0 giúp doanh nghiệp nhận ra những tiềm năng và cơ hội phát triển của mình. 
 
Nói về tư duy, suy nghĩ của doanh nghiệp Việt, có một suy nghĩ sai lầm rằng các giải pháp tin học do phòng Tin học hay phòng IT phụ trách thực hiện. Bởi vì giải pháp tin học áp dụng vào doanh nghiệp sẽ làm thay đổi cách thức làm việc của nhân viên, làm thay đổi quy trình hoạt động doanh nghiệp. Thực tế sự hợp tác của doanh nghiệp với đơn vị cung cấp, triển khai giải pháp tin học mới là mấu chốt để dự án thành công. Giải pháp không chỉ đáp ứng được yêu cầu mà còn được triển khai trong khoảng thời gian và chi phí cho phép, mang lại lợi ích cho chủ doanh nghiệp và nhân viên. Chẳng hạn hệ thống quản lý năng lượng có khả năng đo đếm, quản lý giảm sát năng lượng tiêu thụ, nhưng tiết kiệm năng lượng vẫn là do con người.
 
Những công nghệ mới như hệ thống quản lý năng lượng không được ứng dụng trong thực tiễn không thể đem lại giá trị cho xã hội. Công nghệ trong phòng thí nghiệm và áp dụng thực tiễn có khoảng cách rất xa, doanh nghiệp cần hợp tác với các nhà khoa học thay vì tự mày mò. Sai sót trong áp dụng khoa học công nghệ phải được giảm tới mức thấp nhất có thể vì đó là tiền bạc, nguồn lực của bản thân doanh nghiệp.
 
Tóm lại, doanh nghiệp cần thực hiện 3 việc: quan tâm đến cách mạng công nghiệp 4.0, thay đổi nhận thức và có kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện mục tiêu thời kì mới. 
 

4, Nhà trường cung cấp nhân lực chất lượng cao

Nha truong cung cap nhan luc chat luong cao
 
Cũng trong đánh giá về mức độ sẵn sàng tham gia cách mạng công nghiệp 4.0 của WEF, Việt Nam xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực và 81/100 về lao động có chuyên môn cao. Rõ ràng nhân lực đào tạo nước ta còn thiếu chuyên gia trình độ cao, thiếu công nhân lành nghề, hậu quả là năng suất lao động thấp và tăng chậm so với các quốc gia trong khu vực. Quan niệm "học để thi", lấy điểm thành tích còn tồn tại. Tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ nghề còn thấp. Khả năng sử dụng ngoại ngữ và máy tính làm việc còn hạn chế. 

Trong khi đó, thời đại số đòi hỏi con người không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn có kỹ năng tư học tự thích nghi với những cái mới, kỹ năng xử lý vấn đề. Khi họ giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, năng suất lao động được đẩy lên cao và phát huy được tính sáng tạo.
 
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần chuyển đổi cách thức giáo dục từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, tổ chức một nền giáo dục mở, người học thực sự lĩnh hội kiến thức, tự giác tham gia các hoạt động thực hành. Các trường đại học nên liên kết với doanh nghiệp lớn để đào tạo nhân lực theo yêu cầu của thị trường: từ chỗ dạy những gì sẵn có sang dạy những gì doanh nghiệp cần.
 
Có ý kiến cho rằng nên dạy lập trình cho học sinh từ sớm. Mục đích không phải là tạo ra nhiều lập trình viên mà để mọi người sớm nắm bắt cách tư duy, làm việc một cách logic và bài bản. Một số phần mềm có thể do doanh nghiệp đặt hàng, hoặc do nhà trường gợi ý từ những bài toán thực tiễn. Hệ thống quản lý năng lượng hay phần mềm quản lý sản xuất có thể là những bài toán nhà trường nên cho học sinh làm quen sớm do tính phổ biến và cần thiết của chúng.
 

Về mặt quản lý, các cơ sở giáo dục cần chuyển hướng dần sang tự chủ trong tổ chức và hoạt động, chủ động tìm kiếm các nguồn lực đầu tư bên ngoài, mở rộng các hoạt động đầu tư liên danh, liên kết trong và ngoài nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học. Gỡ bỏ các rào cản để hướng sự đầu tư của các thành phần kinh tế vào giáo dục đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển đất nước. 

Ngoài ra, với học sinh, sinh viên, những người lao động tương lai đất nước cần kết hợp học kiến thức lý thuyết với hình thành kĩ năng vận dụng, thích nghi, giải quyết vấn đề, tư duy độc lập. Nguồn học ngoài sách vở, tải liệu, còn có nhiều hình thức khác như qua trò chơi, liên hệ tương tác nhóm, nghiên cứu đám đông và học bằng dự án. Những dự án thực tế như ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất, hay hệ thống quản lý năng lượng mang ý nghĩa thời sự.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã bắt đầu trên thế giới. Đây thực sự là cơ hội cho nhiều nước trong đó có Việt Nam nhằm theo kịp với sự phát triển của thế giới sau nhiều năm cố gắng. Điểm thuận lợi là với cuộc cách mạng 4.0, tất cả các quốc gia cùng chung một vạch xuất phát. Nếu như nước ta từng bị chậm chân trong lĩnh vực công nghiệp nặng, thì nay với yêu cầu thời đại mới, phần mềm quản lý sản xuất, phần mềm quản lý giám sát năng lượng... sẽ là cơ hội để Việt Nam bứt tốc. Với mong muốn thực hiện thành công "khát vọng dân tộc" thời đại mới, mọi thành phần xã hội không thể chối bỏ sự liên kết, hợp tác với nhau vì mục tiêu chung.  
 2.715      31/07/2018

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Địa chỉ: Số 3A Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng 1: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng 2: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 2253 79 78 79, Hotline: (+84) 989 465 256
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 5 -  Đã truy cập: 88.768.564
Chat hỗ trợ