Vì sao lập lịch bảo trì máy móc thiết bị hiệu quả giúp nâng cao năng suất sản xuất ?

Bảo trì máy móc thiết bị rất quan trọng trong công nghiệp sản xuất, chế biến chế tạo do thiết bị máy móc sản xuất là nguồn lực tạo ra sản phẩm. Để duy trì chất lượng sản phẩm và đáp ứng yêu cầu của khách hàng, hoạt động bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy móc phải diễn ra theo lịch sao cho không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ sản xuất đồng thời đảm bảo tính tin cậy cho các thiết bị sản xuất. Vì vậy, hoạt động lập lịch bảo trì máy móc thiết bị trở nên khó khăn. Các nhà máy hiện nay đang lập lịch bảo trì bằng cách thủ công hoặc kết hợp với phần mềm quản lý bảo trì thiết bị nhằm đạt hiệu quả cao. 

I. Hoạt động bảo trì máy móc trong nhà máy

Bảo trì là kết hợp của tất cả các kĩ thuật, quản trị và hành động quản lý trong suốt vòng đời của một thiết bị sao cho khôi phục, duy trì một trạng thái mà thiết bị có thể thực hiện chức năng theo yêu cầu. 
Giả sử phòng bảo trì nhà máy có 10 người có 2-3 người có nhiệm vụ sắp xếp lịch bảo trì cho cả phòng. Khi khối lượng công việc hàng ngày lặp đi lặp lại, không phát sinh công việc đáng kể, hoạt động bảo trì bảo dưỡng thiết bị đơn giản và hiệu quả. Nghiên cứu chỉ ra 80% lịch bảo trì sẽ được đáp ứng trong điều kiện bình thường. Nhưng khi có biến cố xảy ra, khối lượng công việc tăng lên, chẳng hạn lập lịch bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy móc mất nhiều thời gian hơn do có nhiều máy hỏng hóc đồng thời. Khi đó, lập lịch bảo trì máy móc thiết bị sẽ khó khăn không chỉ bởi tính khó lường của công việc mà còn là phải làm sao để công sức lập lịch bảo trì giảm xuống ở mức vừa phải.

II. Lựa chọn và triển khai hệ thống lập lịch bảo trì máy móc thiết bị

2.1. Yêu cầu bảo trì máy móc thiết bị cần phải chi tiết
 
Đầu tiên, phương pháp đề nghị công việc từ phòng bảo trì cần phải được chuẩn hóa. Yêu cầu này có thể ở dạng mô tả công việc: số giờ lao động cần thực hiện, trang thiết bị sử dụng. Bất kể ở hình thức nào, bảng mô tả công việc này cần được tập trung ở nơi sẽ tiến hành lập lịch bảo trì. Ở nhà máy nhỏ, có thể chỉ cần 1 người để tập trung các bản mô tả công việc bảo trì bảo dưỡng thiết bị, người đó có thể là người giám sát, kĩ sư bảo trì, tổ trưởng ... Với nhà máy lớn, các yêu cầu công việc được một nhóm nhân viên xử lý. 
Mức độ chi tiết công việc được yêu cầu còn phụ thuộc vào trình độ người lên lịch bảo trì. Nếu người lập lịch khi nhận yêu cầu bảo trì nhận ra cần dùng thiết bị gì ,số giờ làm việc, ... việc lập lịch bảo trì máy móc thiết bị sẽ thực tế. Còn nếu người lập lịch không nắm được khối lượng công việc, hoặc bản thân công việc bảo trì là khó nhận biết, các thông tin chi tiết hơn về yêu cầu bảo trì phải được cập nhật. Chẳng hạn thay vì chỉ báo là cần kiểm tra hoạt động của máy A, phải nêu rõ thêm là cần kiểm tra tốc độ chạy máy A trong 12 giờ, đồng hồ đo điện, thiết bị bảo trì máy để ở kho nào, còn sử dụng được không, hay bất cứ yêu cầu đặc biệt nào về công việc kiểm tra hoạt động máy A. Ngoài ra, thông tin phản hồi về quá trình bảo trì cũng rất quan trọng. Kêt quả hoạt động của máy sau khi bảo trì, số giờ khắc phục sự cố, số người thực hiện công việc. Những thông tin này sẽ tiết kiệm thời gian lập lịch sau này hơn, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho hoạt động bảo trì máy móc thiết bị sau này.

2.2 Tiêu chí để sắp xếp thứ tự công việc

Tiếp theo, một vấn đề cần lưu ý để lập lịch bảo trì bảo dưỡng thiết bị hiệu quả đó là tính ưu tiên của từng hạng mục công việc. Như đã nói ở bên trên, yêu cầu công việc càng chi tiết, càng dễ để sắp xếp thứ tự công việc thích hợp. Tiêu chí để sắp xếp có thể là số người giải quyết, số giờ hoàn thành, tính sẵn sàng của nhân viên bảo trì hoặc thiết bị sử dụng để bảo trì.Vì lí do đó, xác định tiêu chí nào đưa vào sử dụng để sắp xếp công việc rất quan trọng với việc lập lịch bảo trì máy móc thiết bị.
Ở nhà máy nhỏ, việc chọn lựa tiêu chí ưu tiên có thể gây ra bất đồng giữa phòng sản xuất và phòng bảo trì. Ví dụ, phòng sản xuất muốn hạn chế việc dừng máy. Họ dừng khi máy móc có dấu hiệu rõ ràng như có mùi khét, phát ra tiếng ồn lớn. Trong khi đó, phòng bảo trì căn cứ vào số giờ hoạt động máy móc để quyết định đến lúc phải tạm dừng để bảo trì bảo dưỡng thiết bị.
Tuy nhiên với những nhà máy lớn hơn, một phòng bảo trì phải quản lý cho hơn một phòng sản xuất, vấn đề công bằng và vấn đề hiệu quả bảo trì được đặt ra. Quá nhiều tiêu chí sắp xếp thứ tự sẽ gây ra xung đột, làm ảnh hưởng sản lượng toàn nhà máy. Trong trường hợp này, tiêu chí xác định thứ tự công việc đôi lúc phải dựa vào cá nhân có khả năng đánh giá mức độ ảnh hưởng kết quả làm việc toàn nhà máy.
Trong nhiều trường hợp, một phương pháp hiệu quả để sắp xếp thứ tự công việc đó là sử dụng phần mềm quản lý bảo trì thiết bị sắp xếp phân bổ công việc theo tiêu chí có sẵn. Sau đó, kết quả này sẽ được con người kiểm tra lại. Các phòng sản xuất có thể trao đổi với phòng bảo trì về thứ tự công việc để tìm ra hướng xử lý phù hợp nhất.Trường hợp các phòng sản xuất và phòng bảo trì không thống nhất được thứ tự, cần có người quản lý nhà máy ra quyết định.
 

2.3 Phối hợp và phân chia công việc

Khó khăn sau đó là hoàn thành công việc bảo trì bảo dưỡng thiết bị đề ra một cách hiệu quả. Nếu giả định nhân viên hoàn thành công việc sau một khoảng thời gian cố định để lập lịch các công việc kế tiếp, rõ ràng sẽ xảy ra tình trạng việc làm bảo trì máy móc thiết bị chưa hoàn thành hoặc có thời gian nhàn rỗi. Lịch bảo trì máy móc thiết bị cần được sử dụng như một gợi ý, hướng dẫn, và mọi thay đổi có thể diễn ra. Thông báo nhanh chóng về những thay đổi cho người chịu trách nhiệm lập lịch. Từ đó, anh ta có thể bố trí công việc bảo trì bảo dưỡng thiết bị cho người khác ( thêm /  rút bớt nhân viên với từng nhiệm vụ cụ thể. Rõ ràng, ra quyết định thêm người hay bớt người dựa trên những sự thay đổi, những biến cố thực tế tốt hơn so với lựa chọn người gần nhất hay chọn người ở cấp quản lý cao hơn.

III. Bảo trì dự phòng

Đây là một phương pháp bảo trì bảo dưỡng thiết bị tiết kiệm chi phí và tăng tuổi thọ thiết bị. Thực chất mỗi thiết bị đều có tuổi thọ nhất định. Thay thế, sửa chữa chúng đúng thời điểm cuối cùng của chu kỳ của thiết bị đảm bảo dây chuyền, máy và thiết bị hoạt động liên tục. Điều đó tức là độ tin cậy của máy là cao nhất. 
 
Để bảo trì dự phòng có hiệu quả, cần cân nhắc giữa chi phí bảo trì dự phòng so với chi phí sửa chữa và dừng thiết bị. Nếu chi phí theo dõi, giám sát thiết bị bằng hoặc cao hơn chi phí sửa chữa khi thiết bị hỏng thì không cần đến bảo trì dự phòng. Nếu chi phí xử lý khắc phục thiết bị hỏng bất ngờ cao hơn chi phí bảo trì dự phòng thì bảo trì dự phòng là phương án hiệu quả.
Hơn nữa, áp dụng bảo trì dự phòng với thiết bị mà khi các thiết bị này hỏng trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất sản xuất.  Những thiết bị không quan trọng có thể lựa chọn phương án thay thế khi bị hỏng.
Ngoài ra , cũng cần phân chia thiết bị thay thế cho các nhân viên bảo trì bảo dưỡng thiết bị do họ có kiến thức, hiểu biết về các thiết bị, vật dụng thay thế. Hoạt động bảo trì máy móc thiết bị diễn ra mà không cần giấy tờ văn thư giúp tiết kiệm thời gian, đồng thời tạo sự chủ động cho nhân viên bảo trì.
 

Kết luận

Việc dừng máy và dây chuyền sản xuất để đại tu bảo trì máy móc thiết bị là phương pháp hạn chế hỏng hóc máy móc, đồng thời hoạt động bảo trì thực hiện dễ dàng. Tuy nhiên, với nhà máy công nghiệp chạy liên tục, phương pháp này không được chấp thuận. Một phương pháp bảo trì hiệu quả là sửa chữa, thay thế từng phần quan trọng của dây chuyền. Điều này đòi hỏi phải liên tục theo dõi, giám sát những bất thường trong quá trình sản xuất  và tận dụng thời gian chuyển giao các ca để bảo trì máy nếu có bất thường trên máy. Bộ phận sản xuất có thể sẽ hài lòng hơn nếu chỉ dành ra vài giờ làm việc thêm để bảo trì, máy móc chạy tốt trong trong lúc sản xuất.
 
Bài viết bạn nên xem:
 8.370      30/01/2019

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: đường Bến Thóc, phường An Đồng, quận An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: đường Bến Thóc, phường An Đồng, quận An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0989 465 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 12 -  Đã truy cập: 132.456.155
Chat hỗ trợ