Có 02 loại dầu mỡ bôi trơn cơ bản, đó là dầu mỡ bôi trơn gốc dầu mỏ và dầu mỡ bôi trơn gốc tổng hợp. Mỗi một loại dầu mỡ bôi trơn được sản xuất sẽ thích nghỉ với điều kiện và mục đích làm việc cụ thể. Và mỗi loại cũng phản ánh khả năng chống oxy hóa cũng như sự tương thích với các loại máy móc, nhu cầu và môi trường khác nhau.
- Sản phẩm bôi trơn có thể ở dạng lỏng, chẳng hạn như dầu động cơ và dầu thủy lực, hoặc ở thể rắn hoặc bán rắn như mỡ hoặc băng Teflon, hoặc có thể ở dạng bột chẳng hạn như than chì khô hoặc Disulfide Molybdenum tùy thuộc vào mục đích và vị trí sử dụng. Tất cả các sản phẩm bôi trơn sử dụng cho máy móc thiết bị cơ khí được thiết kế để tạo ra một vài lớp phủ bảo vệ giữa các bộ phận chuyển động của máy móc thiết bị nhằm bảo vệ các bộ phận này khỏi sự ô nhiễm, sự mài mòn do ma sát và quá trình ô xy hóa.
- Các sản phẩm bôi trơn tổng hợp được sản xuất thông qua một số các quá trình chế biến hóa học giúp cải thiện đáng kể các tính chất của chất bôi trơn như khả năng kháng oxy hóa, chỉ số độ nhớt… Dầu động cơ tổng hợp được ưa chuộng sử dụng hơn so với các dầu động cơ có nguồn gốc từ dầu mỏ. Dầu bôi trơn tổng hợp cũng được ưa chuộng sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp ( dầu công nghiệp) mặc dù chi phí sử dụng ban đầu của nó đắt hơn nhiêu so với các loại dầu bôi trơn gốc dầu mỏ, tuy nhiên hiệu quả mà dầu bôi trơn tổng hợp đem lại cũng tương xứng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các máy móc hiện đại. Nhờ các đặc tính vượt trội giúp thời gian sử dụng dầu động cơ và dầu máy móc tổng hợp dài hơn nên giúp người sử dụng tiết kiệm được chi phí đáng kể hơn so với dầu gốc dầu mỏ, tối đa hóa được thời gian sử dụng máy móc.
- Khoa học và công nghệ phát triển giúp tạo ra ngày càng nhiều các sản phẩm dầu mỡ bôi trơn cao cấp, đáp ứng ngày càng nhiều các điều kiện làm việc của máy móc. Chẳng hạn như: dầu thủy lực hiện nay ngoài việc thực hiện chức năng là chất lỏng truyền lực, dầu thủy lực còn được nghiên cứu để sao cho nhẹ hơn và dễ chảy hơn để có thể lưu thông tự do qua các bơm máy nén, bên cạnh đó còn có khả năng tạo ra lớp màng bôi trơn giúp giảm ma sát và giúp cho các chi tiết chuyển động của bơm chuyển động dễ dàng.
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA DẦU MỠ BÔI TRƠN TOTAL :
1. Độ nhớt: là đại lượng đặc trưng cho khả năng lưu chuyển của dầu nhớt. Dầu nhớt có độ nhớt càng cao thì càng khó lưu chuyển và ngược lại. Độ nhớt là một đại lượng thay đổi theo nhiệt độ. Nhiệt độ tăng thì độ nhớt giảm và ngược lại. Đơn vị độ nhớt thường dùng là cSt.
- Độ nhớt được đo bằng hai phương pháp: động lực và động học.
+ Độ nhớt động lực: là số đo lực cần thiết để làm trượt một lớp dầu trên một lớp dầu khác. Đơn vị thường dùng là CentiPoise (cP = mPa.S).
+ Độ nhớt động học: được đo qua thời gian để một thể tích chuẩn của dầu nhớt chảy qua một ống chuẩn ở một nhiệt độ chuẩn, thường là 400C và 1000C.
Độ nhớt động học ở 400C: là độ nhớt của dầu tại điều kiện nhiệt độ 400C ( Nhiệt độ thông thường, khi khởi động máy).
Độ nhớt động học ở 1000C: là độ nhớt của dầu tại điều kiện nhiệt độ 1000C (Điều kiện làm việc).
2. Chỉ số độ nhớt (VI: Viscosity Index): là đại lượng đặc trưng cho khả năng thay đổi độ nhớt của dầu nhớt theo nhiệt độ. Dầu nhớt có VI càng cao thì càng ít thay đổi độ nhớt theo nhiệt độ và ngược lại. Dầu gốc khoáng (gốc dầu mỏ) thường có VI thấp hơn nhiều so với dầu gốc tổng hợp.
3. Tỉ trọng tại 150C: là tỉ lệ giữa trọng lượng riêng của dầu so với trọng lượng riêng của nước tại 150C.
Tỉ trọng đặc biệt tại 300C: là chỉ tiêu dùng để tính toán khối lượng(lít), trọng lượng(kg) của dầu mỡ tại nhiệt độ bình thường.
4. Điểm chớp cháy: là nhiệt độ thấp nhất dưới áp suất khí quyển mà hơi dầu sẽ chớp cháy khi gặp ngọn lửa. Điểm chớp cháy cốc hở dùng để đánh giá nguy cơ cháy của dầu nhớt khi tồn trữ, đong rót; điểm chớp cháy cốc kín dùng để đánh giá tình trạng của dầu nhớt khi đang sử dụng trong máy móc. Đối với cùng một loại dầu nhớt, điểm chớp cháy cốc hở cao hơn điểm chớp cháy cốc kín từ 15 đến 20oC.
5. Điểm đông đặc (Pour point): là nhiệt độ thấp nhất mà dầu nhớt còn có thể rót chảy được. Đây là đặc trưng cho tính chảy của dầu nhớt ở nhiệt độ thấp, rất quan trọng đối với các nước ôn đới vào mùa đông khi xe hoặc thiết bị làm việc ngoài trời phải khởi động trong thời tiết giá lạnh.
6. Độ kiềm tổng (TBN: Total base number): là số đo độ kiềm của dầu nhớt động cơ, tính bằng đơn vị mgKOH/g. Độ kiềm này là do các phụ gia có tính kiềm được pha vào dầu nhớt động cơ để trung hòa các a-xít sinh ra trong quá trình động cơ đốt cháy nhiên liệu và để tẩy rửa làm sạch động cơ. Tùy theo chất lượng nhiên liệu sử dụng (hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu) mà phải chọn loại dầu nhớt có độ kiềm tổng thích hợp để đảm bảo chống ăn mòn và làm sạch tốt cho động cơ. Hàm lượng lưu huỳnh càng cao thì độ kiềm tổng của dầu nhớt phải càng lớn.
7. Độ a-xít tổng: là số đo độ a-xít của dầu nhớt do các thành phần ô-xi hóa của dầu nhớt trong quá trình sử dụng, đơn vị là mgKOH/g. Các loại dầu nhớt công nghiệp (dầu thủy lực, dầu bánh răng, …) thường được sử dụng trong thời gian dài, do đó độ a-xít sẽ tăng dần cùng với mức độ biến chất của dầu. Khi độ a-xít vượt quá một mức giới hạn thì phải thay dầu để ngăn chận ăn mòn và đảm bảo tính năng làm việc của dầu nhớt.
8. Hàm lượng nước: Phải < 100 ppm (ppm: Parts per million, nghĩa là trong một triệu đơn vị thì chỉ chấp nhận tối đa 100 đơn vị).,