Theo như hình trên, giả sử khi áp suất dương (+) đưa vào thì lớp màng sẽ căng lên từ trái sang phải, còn khi đưa vào áp suất âm (-) thì lớp màng sẽ căng ngược lại. Chính nhờ sự thay đổi này tín hiệu sẽ được xử lý và đưa ra tín hiệu để biết áp suất là bao nhiêu.
Lớp màng của cảm biến sẽ chứa các cảm biến rất nhỏ để phát hiện được sự thay đổi. Khi có một lực tác động vào thì lớp màng sẽ bị thay đổi theo chiều tương ứng với chiều của lực tác động. Sau đó các cảm biến sẽ so sánh sự thay đổi đó với lúc ban đầu để biết được nó đã biến dạng bao nhiêu %.
Từ đó, sẽ xuất ra tín hiệu ngõ ra tương ứng. Các tín hiệu ngõ ra có thể là 4-20ma hoặc 0-10V tương ứng với áp suất ngõ vào.
- Mục đích của việc sử dụng cảm biến áp suất
- Thông số kỹ thuật chi tiết của cảm biến cần dùng
- Tín hiệu ngõ ra của cảm biến áp suất ( thông thường là 4-20mA )
- Môi trường làm việc của cảm biến áp lực
- Sai số cho phép của cảm biến áp suất cần đo
- Thời gian đáp ứng
- Chỉnh được thông số trên cảm biến hay không
- Loại kết nối của cảm biến
- Nguồn cấp
Thiết kế hiển thị giá trị giá trị áp suất ngay trên thân cảm biến bằng LED giúp cảm biến áp suất Autonics PSAN cạnh tranh với các loại cảm biến không có hiển thị trên thị trường. Autonics xuất xứ từ Hàn Quốc nên có giá thành cực cạnh tranh với nhiều nhà phân phối khác nhau.
Cảm biến áp suất Keller được sản xuất từ Thuỵ Sỹ nên chất lượng khá tốt so với các loại cảm biến cùng phân khúc. Giá cảm biến áp suất Keller cũng khá rẻ so với các loại cảm biến áp suất có nguồn gốc Châu Âu khác.
Một trong những cảm biến áp suất giá rẻ được Georgin sản xuất chính là cảm biến áp suất SR1. Nhằm cạnh tranh với các thương hiệu cảm biến áp suất giá rẻ khác trên thị trường toàn thế giới. Thiết kế nhỏ gọn, thân làm bằng vật liệu Inox 316L dùng được cho tất cả các ứng dụng: cảm biến đo áp suất nước, cảm biến áp suất khí nén và cả cảm biến áp suất thuỷ lực. Khả năng chịu quá áp cao, tín hiệu 4-20mA ổn định với khả năng chống nhiễu EMC ngay bên trong cảm biến.