Khi nào nhà máy cần đến hệ thống quản lý sản xuất MES ?

MES (Manufacturing Execution System - tạm dịch: hệ thống quản lý sản xuất) là hệ thống phần cứng và phần mềm quản lý sản xuất phục vụ quá trình sản xuất. Rất nhiều nhà máy sử dụng MES để theo dõi, kiểm soát quá trình sản xuất. Câu hỏi đặt ra là " Liệu hệ thống quản lý sản xuất MES có cần thiết với nhà máy chúng tôi không ?". Bài viết sau xin đưa ra những dấu hiệu cho thấy nhà máy nên lắp đặt hệ thống quản lý sản xuất MES.

 

1, Dấu hiệu cho thấy cần triển khai hệ thống quản lý sản xuất MES

Sản xuất ngày càng trở nên phức tạp và gặp nhiều thách thức. Nếu quản lý nhà máy cần kiểm soát nhiều hơn, theo sát tiến độ làm việc công nhân, giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, và có cái nhìn toàn cảnh quá trình sản xuất sản phẩm với những hướng dẫn chính xác, số liệu thời gian thực và  huy động được trí tuệ con người trong sản xuất, đã đến lúc chúng ta cần đến hệ thống quản lý sản xuất MES.


Dấu hiệu biểu hiện triển khai giải pháp hệ thống quản lý sản xuất MES là hướng đi đúng đắn gồm có : 

- Khó khăn trong việc cải tiến để đáp ứng nhu cầu thị trường

- Đương đầu với nhịp độ thay đổi: quản trị sự thay đổi

- Độ trễ thông tin: lấy dữ liệu quá chậm để phân tích

- Vấn đề trong kiểm soát nguyên vật liệu

- Không nắm được tiến trình sản xuất

- Không đáp ứng được lịch sản xuất, hay thời gian sản xuất một đơn vị sản phẩm quá cao.

- Quá nhiều rủi ro và lỗi do còn phụ thuộc vào giấy tờ và quy trình thủ công.

- Quá nhiều hệ thống trong một phân xưởng sản xuất, thiếu một phiên bản thống nhất



2, ERP không thể thay thế cho MES

Một vài doanh nghiệp đã triển khai phần mềm quản trị nguồn nhân lực ERP. Họ cho rằng phân hệ sản xuất của ERP có thể đáp ứng tốt công việc quản lý sản xuất.

Sau đây là một vài lí do cho thấy ERP là chưa đủ để phục vụ khu vực sản xuất.

 
MES va ERP ho tro lan nhau

- ERP là một nền tảng dựa trên các phiên làm việc, không phải nền tảng thời gian thực. Thời gian thực, phân tích dữ liệu tốc độ cao là thiết yếu để kiểm soát và tôí ưu hóa quá trình sản xuất. Dữ liệu ERP được tóm tắt thành số liệu thô theo thời kì, thiếu mức độ chi tiết để phát hiện và sửa chữa các lỗi trong quá trình vận hành sản xuất. Trong khi đó, phần mềm quản lý sản xuất đáp ứng tốt yêu cầu về tính tức thời.

- ERP hướng tới phục vụ công việc tài chính nhiều hơn là phục vụ sản xuất. ERP tập trung vào thu thập và tóm tắt dữ liệu tài chính và những dữ liệu đó thì ít khi ăn nhập với sự phức tạp và chi tiết của bộ phận sản xuất. Nó thường xuyên làm gián đoạn các công nhân sản xuất  bằng cách yêu cầu họ nhập dữ liệu thủ công khi quá trình sản xuất đang diễn ra. Phần mềm quản lý sản xuất MES ngược lại giúp các vận hành thực hiện nhiệm vụ sản xuất của họ bằng cách điều chuyển và phân phối các nhiệm vụ sản xuất.

- ERP thường nhìn nhận khu vực sản xuất như một nguồn số liệu tổng hợp . ERP tiêu biểu thường thiếu các công cụ và các mô hình đặc trưng của ngành sản xuất cho phép ERP giúp đỡ thực hiện các nhiệm vụ sản xuất và thu thập dữ liệu chi tiết tốc độ cao cần thiết để tiến hành phân tích.

- ERP có thể lớn nặng nề và phức tạp. Vận hành sản xuất cần linh hoạt và phản hồi nhanh chóng nhằm đáp ứng những xáo động trong dây chuyền, tình trạng thiết bị, yêu cầu khách hàng, điều kiện thị trường. Phần mềm quản lý sản xuất đơn giản hơn so với ERP

Tóm lại, sự khác biệt cơ bản giữa MES và ERP là phần mềm quản lý sản xuất MES được thiết kế phục vụ cho những nhu cầu cụ thể của người sản xuất. Phần mềm quản lý sản xuất MES có cấu trúc dữ liệu, các mô hình và giao diện thời gian thực để tham gia liên tục vào hệ thống điều khiển và tăng hiệu quản vận hành.  ERP ngược lại được thiết kế cho mục đích tài chính. ERP không được thiết kế để nhanh chóng và dễ dàng thích ứng với những nhu cầu của môi trường sản xuất. Những nhà sản xuất thành công nhất sử dụng kết hợp sức mạnh của ERP và phần mềm quản lý sản xuất MES để tạo ra kết quả làm việc cao nhất.
 
 9.534      31/07/2018

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: đường Bến Thóc, phường An Đồng, quận An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: đường Bến Thóc, phường An Đồng, quận An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0989 465 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 1.772 -  Đã truy cập: 132.498.008
Chat hỗ trợ