Ai trong chúng ta dù ở bất kỳ vị trí nào trong xã hội cũng đều không ít lần mắc phải sai lầm. Điều quan trọng không phải là ta cố gắng để không bao giờ phạm phải sai lầm mà là cố rút ra kinh nghiệm, bài học từ những sai lầm ấy. Dưới đây là 5 bài học thâm thúy mà cuộc sống sẽ dạy bạn, những kinh nghiệm hữu ích mà bạn có thể áp dụng cả đời:
1. Ý thức về “điểm mù” của mình
Chúng ta thường có xu hướng đánh giá cao sự thông minh của bản thân hơn so với người khác mà ít khi kiểm chứng lại niềm tin ấy. Điều này rất dễ dẫn tới những suy nghĩ "ảo tưởng" khiến chúng ta luôn có xu hướng tạo ra bằng chứng khẳng định mình thông minh và lờ đi những bằng chứng cho thấy điều ngược lại.
Sự thực là kiểu thông minh của mỗi người không giống nhau. Nếu chỉ chăm chăm nhìn vào điểm mạnh của mình và điểm yếu ở người khác thì chúng ta đang tự giới hạn sự tiến bộ cũng như khả năng hợp tác trong tương lai. Và lâu dần, điều này dễ khiến bạn thụt lùi so với những người khác.
2. Tranh luận với chính bản thân mình
Việc tưởng tượng ra mình là đối phương, sau đó đưa ra những lập luận phản bác quan điểm của mình và bảo vệ lập luận đó sẽ giúp bạn hạn chế được những sai lầm gây ra do tự tin thái quá, hoặc do khuynh hướng vin chặt vào bằng chứng đầu tiên bạn tìm được.
Hơn thế, việc suy nghĩ cho đối phương, đặt mình vào vị trí của người khác cũng đặc biệt phát huy tác dụng khi bạn đối mặt với vấn đề cá nhân, bởi chúng ta thường trở nên khôn khéo khi khuyên bảo người khác hơn là giải quyết chuyện của mình.
Cách này giúp bạn tránh được những lỗi tư duy có thể có do Thiên kiến xác nhận đã được đề cập ở trên.
3. Luôn luôn nghĩ “Nếu… thì…”
Một trong những cách để rèn luyện sự linh hoạt trong đời sống thực đó là tự tưởng tượng lại sự kiện quan trọng trong quá khứ bằng lập luận "Nếu.....thì....". Cách này nghe có vẻ rất buồn cười nhưng sẽ có hiệu quả không ngờ trong việc rèn luyện khả năng suy nghĩ, lập luận về giả thuyết và kết quả cuối cùng.
Tư duy phản biện thực sự sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn của mình và đối mặt tốt hơn với những rủi ro, bất thường trong cuộc sống.
4. Đừng coi thường những checklist (Danh sách nhắc nhở)
Benjamin Franklin, người được mệnh danh là thông minh nhất nước Mỹ, nổi tiếng với ý tưởng dùng điện nướng một chú gà tây như một trò ảo thuật và rất thành công. Tuy nhiên, trong một lần biểu diễn trò ảo thuật này, Franklin đã mất tập trung và mắc phải một lỗi cơ bản là chạm vào một đồ vật kim loại khi ông đang dùng điện để nướng gà. Tai nạn điện giật đã xảy ra và những người chứng kiến đã kể lại rằng, họ thấy một tia chớp lóe lên cùng âm thanh như tiếng súng lục. Như vậy, chỉ cần một chút lơ đãng, mất cảnh giác là có thể mang lại những hậu quả đáng tiếc.
Khi vật lộn với những tình huống phức tạp, chúng ta thường bỏ qua chi tiết cơ bản. Đây là lí do vì sao bác sĩ nổi tiếng Gawande là người ủng hộ tuyệt đối cho việc sử dụng checklist để nhắc việc.
Tại bệnh viện Johns Hopkins, một danh sách dành cho các bác sĩ với 5 điều cần ghi nhớ về giữ vệ sinh cơ bản đã giúp giảm tỷ lệ nhiễm trùng từ 11% xuống 0%. Một danh sách tương tự dành cho các phi công nhắc nhở họ về nội dung an toàn bay khi cất cánh và hạ cánh đã làm giảm một nửa tỷ lệ thương vong của phi công trong Thế chiến II.
Nhiều khi, một mảnh giấy nhớ nho nhỏ lại có tác dụng thần kỳ giữ mạng sống cho biết bao nhiêu con người. Dù nghề nghiệp của bạn là gì, việc cẩn thận không bao giờ là thừa.
Sự khiêm tốn của một người được biểu hiện qua nhiều cách, trong đó bao gồm việc luôn đặt câu hỏi về những nhận định của người khác hoặc của chính mình về vốn kiến thức của mình, về khả năng thật sự của bản thân.
Nhà thơ Alexander Pope ở thế kỷ XVIII từng cho rằng, một người không nên xấu hổ về những sai lầm trong quá khứ của mình, bởi anh của ngày hôm nay sẽ tốt hơn so với ngày hôm qua.Trong ngành tâm lý học, những suy nghĩ kiểu đó được gọi là suy nghĩ mở, hay suy nghĩ một cách phóng khoáng (Open-mindedness).
Đây là thước đo cho khả năng đối mặt của con người trước tình huống có thể xảy ra rủi ro nhưng buộc phải lựa chọn và giúp ta suy nghĩ linh hoạt, dễ dàng tiếp nhận thông tin hữu ích mới.
(Sưu tầm)