Trong hệ thống lưới điện tồn tại hai loại công suất là công suất hữu dụng P và công suất phản kháng Q .
Công suất hữu dụng P là loại công suất sinh ra công có ích trong các phụ tải. Công suất phản kháng Q là công suất vô ích hay còn gọi là năng lượng vô công, gây ra do tính cảm ứng của các loại thiết bị phụ tải như: bộ biến đổi điện áp, các động cơ điện,….
Công suất phản kháng hay gọi là công suất hư kháng, công suất ảo Q(kW) là năng lượng vô công, được sinh ra bởi các thành phần phản kháng trong trong hệ thống điện xoay chiều AC.
|
Trong thực tế công suất phản kháng Q không sinh công nhưng lại gây ra những ảnh hưởng xấu về kinh tế và kỹ thuật:
- Về kinh tế: Chúng ta phải trả chi phí tiền điện cho lượng công suất phản kháng tiêu thụ trong khi thực tế nó không đem lại lợi ích gì.
- Về kỹ thuật: Công suất phản kháng là nguyên nhân gây ra hiện tượng sụt áp và tiêu hao năng lượng trong quá trình truyền tải điện năng.
Lợi ích khi nâng cao hệ số công suất phản kháng cosφ:
- Giảm tổn thất công suất trên phần tử của hệ thống cung cấp điện (máy biến áp, đường dây …).
- Giảm tổn thất điện áp trên đường truyền tải.
- Tăng khả năng truyền tải điện của đường dây và máy biến áp.
Vì vậy, ta cần có biện pháp bù công suất phản kháng Q để hạn chế ảnh hưởng của nó. Cũng tức là ta nâng cao hệ số công suất phản kháng cosφ.
Công thức tính công suất phản kháng Q cần bù:
Trong đó Qb: Công suất phản kháng cần bù (Var)
Việc nâng cao hệ số công suất cosφ giúp giảm tối thiểu công suất trên phần tử của toàn hệ thống cấp điện và giảm tổn thất điện áp trên đường truyền, tăng khả năng truyền tải điện trên đường dây và máy biến áp.
Người ta sử dụng tụ bù để bù công suất phản kháng. Các phương pháp bù công suất phản kháng được phân loại như sau:
Phân loại bù công suất phản kháng theo cấp điện áp
Phân loại bù công suất phản kháng theo vị trí lắp tụ bù
Phân loại bù công suất phản kháng theo cách đóng cắt tụ bù
Theo cách đóng cắt tụ bù:
Bù tĩnh: bố trí bù gồm một hoặc nhiều tụ bù tạo nên lượng bù không đổi. Việc điều khiển có thể thực hiện bằng các cách sau:
- Bằng tay: dùng CB hoặc LBS (load – break switch).
- Bán tự động: dùng contactor.
- Mắc trực tiếp vào tải đóng điện cho mạch bù đồng thời khi đóng tải
Ưu điểm: không gây ra hiện tượng bù thừa và đảm bảo được hệ số công suất mong muốn
Nhược điểm: chi phí lớn hơn so với bù tĩnh. Vì vậy, phương pháp này áp dụng tại các vị trí mà công suất tác dụng và công suất phản kháng thay đổi trong phạm vi rất rộng.
Theo vị trí lắp đặt tụ bù
Bù riêng (Qc3, Qc7, Qc9):
Bù riêng nên được xét đến khi công suất động cơ đáng kể so với công suất mạng điện;
Bộ tụ bù mắc trực tiếp vào đầu dây nối của thiết bị dùng điện có tính cảm;
Công suất của bộ tụ bù phải được giới hạn phù hợp với công suất (kW) của động cơ.
Ưu điểm:
- Giảm tiền phạt do vấn đề tiêu thụ công suất phản kháng.
- Giảm dòng phản kháng tới động cơ.
- Giảm kích thước và tổn hao dây dẫn đối với tất cả dây dẫn.
Nhược điểm:
- Vận hành khó khăn.
- Tụ bù chỉ hoạt động khi động cơ làm việc.
- Gây hiện tượng tự kích từ đối với động cơ.
Bù theo nhóm (Qc6, Qc8):
Ưu điểm:
- Giảm tiền điện do giảm tiêu thụ công suất phản kháng.
- Giảm dòng điện tới tủ động lực, tủ phân phối.
- Giảm tiết diện cáp đến các tủ phân phối.
- Giảm tổn hao công suất trên dây dẫn.
Nhược điểm: khi có sự thay đổi đáng kể của tải, xuất hiện nguy cơ bù dư và kèm theo hiện tượng quá điện áp.
Bù tập trung (Qc1, Qc2, Qc4, Qc5):
Áp dụng khi tải ổn định và liên tục;
Bộ tụ bù đấu vào thanh góp hạ áp của tủ phân phối chính và được đóng trong thời gian tải hoạt động.
Ưu điểm:
- Giảm tiền phạt do vấn đề tiêu thụ công suất phản kháng.
- Đơn giản trong vận hành và lắp đặt.
- Làm nhẹ tải cho máy biến áp và do đó có khả năng phát triển thêm các phụ tải khi cần thiết.
Nhược điểm:
- Dòng điện phản kháng tiếp tục đi vào tất cả lộ ra tủ phân phối chính của mạng hạ thế.
- Kích cỡ của dây dẫn, công suất tổn hao trên dây của mạng điện sau vị trí lắp tụ bù không được cải thiện