Hiện nay, các phương tiên thông tin truyền thông đang đề cập rất nhiều đến làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0. Khái niệm trung tâm của làn sóng này là sản xuất thông minh. Nhiều doanh nghiệp hiểu nhầm khái niệm này khi cho rằng họ cần chạy theo những phát minh công nghệ mới nhất. Bài viết này sẽ chỉ ra hiểu nhầm đó và đề xuất ra một con đường thực tế để quá trình sản xuất thông thường tạo ra nhiều giá trị hơn mà không phải thay đổi quá nhiều về công nghệ.
1. Mục đích sản xuất thông minh là gì ?
Vấn đề cốt yếu của hoạt động sản xuất là lợi nhuận. Và để phục vụ cho mục tiêu đó, doanh nghiệp cần phải cải tiến liên tục. Họ thậm chí thay đổi mô hình sản xuất nhằm duy trì lợi nhuận trong thời gian dài.
Sản xuất thông minh với hệ thống điều hành sản xuất mes
Mục tiêu sản xuất thông minh cũng là lợi nhuận. Để kế hoạch sản xuất tạo ra nhiều giá trị nhất, sản xuất thông minh tập trung vào việc tận dụng dữ liệu nhằm giữ cho chi phí sản xuất ở mức thấp nhất và năng suất luôn ở mức cao.
Ngoài ra, sản xuất thông minh cũng tận dụng dữ liệu xây dựng nên các mô hình kinh doanh mềm dẻo và linh hoạt. Nhờ đó các nhà sản xuất có cơ sở phản hồi nhanh chóng lại các điều kiện của thị trường.
Một đặc điểm đáng chú ý của sản xuất thông minh là các hệ thống sản xuất tự động có khả năng theo dõi mọi dữ liệu. Bởi vậy con người quản lý sản xuất hiệu quả, có thể giải quyết các vấn đề khu vực nhanh chóng hơn. Họ kiểm tra xem liệu tốc độ, chất lượng có được bảo đảm, liệu có sự lãng phí hay thất thoát nguyên liệu nào không chỉ sau vài giây.
Sản xuất thông minh có thể đạt được mục tiêu này theo nhiều cách: loại bỏ các lỗ hổng dữ liệu và những tệp dữ liệu cồng kềnh, chia sẻ dữ liệu với những người có công việc liên quan, tích hợp dữ liệu theo chủ đề. Nhờ vậy, các bộ phận trong công ty có sự tương tác, trao đổi thông tin nhiều hơn. Chi tiết sẽ được bàn đến trong phần sau bài viết.
2. Làm sao để biến dữ liệu thành lợi nhuận ?
2.1 Lấp đầy các lỗ hổng dữ liệu
Trước đây, vận hành sản xuất từng dựa vào tính cảm tính để ra quyết định. Tất nhiên các lãnh đạo nhà máy đã sớm nhận ra sự thiếu thông tin cản trở lợi nhuận. Do đó, từ những năm 1980, hệ thống điều hành sản xuất MES đã ra đời để giải quyết khó khăn về thiếu dữ liệu. MES là viết tắt chữ: Manufacturing Execution System.
Việc triển khai hệ thống điều hành sản xuất MES là nỗ lực thuở ban đầu để lấy dữ liệu tự động bằng máy móc, một bước tiến lớn so với thu thập dữ liệu thủ công vốn rất lãng phí thời gian.
Như vậy, bước đầu tiên để xây dựng nền sản xuất thông minh là thông hiểu, phân tích dữ liệu và phổ biến dữ liệu từ nhiều nguồn nhằm loại bỏ những lỗ hổng dữ liệu ngăn cản cơ hội nắm bắt hoàn toàn về quy trình sản xuất. Ví dụ, không chỉ biết là có bao nhiêu sản phẩm lỗi mà còn phải biết đó là lỗi gì, và xảy ra ở công đoạn nào.
Dữ liệu hệ thống điều hành sản xuất là nguồn lực doanh nghiệp
2.2 Loại bỏ các tệp dữ liệu cồng kềnh
Trong nhiều tình huống kinh doanh, cuộc họp chiến lược công ty trở thành cuộc tranh luận về dữ liệu. Bởi vì mỗi bộ phận (bảo trì, chất lượng) chỉ có dữ liệu của riêng họ.
Thử tưởng tượng: bạn bước vào cuộc họp, có 3 người mở 3 chiếc máy tính với những file Excel. Nhìn vào các bảng tính Excel, có rất nhiều dữ liệu rời rạc. Nhìn kĩ hơn vào các con số, bạn nhận ra con số của 3 người nhận được là khác nhau. Và cuộc họp trở thành cuộc tranh luận ai có số liệu chính xác nhất. Cuối cùng quyết định được đưa ra bởi người có quyền hành cao nhất thay vì là một quyết định mang tính thảo luận.
Ngay khi bạn bước ra khỏi phòng họp, bạn nhận ra quá nửa thời gian họp là tranh luận về những con số, và ai có thể nhìn nhận được tình hình. Thay vì họ cần phân tích dữ liệu và đưa ra ý kiến. Khi dữ liệu mỗi người không giống nhau, có thể chính mỗi người cũng không tin tưởng về dữ liệu mình có được.
Tệ hơn nữa là việc ra quyết định mang tính cảm tính dựa vào hàng đống bảng tính Excel có thể khiến quyết định đưa ra trở nên sai lầm. Và người ra quyết định cũng không thể hiểu vì sao quyết định đó lại sai.
Đó là lý do tại sao cần loại bỏ hàng đống tệp dữ liệu cồng kềnh và thành lập một cơ sở dữ liệu hợp nhất đáng tin cậy, có thể tự động thu thập và báo cáo với dữ liệu từ nhiều nguồn. Điều này đảm bảo rằng bạn nhận được dữ liệu đúng mục đích, không sai sót và trung thực.
2.3 Chia sẻ dữ liệu nội bộ
Khi đã loại bỏ các lỗ hổng dữ liệu và thành lập được một nguồn dữ liệu tin cậy tập trung, rất cần thiết phải phổ biến dữ liệu cho mọi người để có thể vận hành, quản lý sản xuất hiệu quả dựa trên thông tin được cung cấp.
Sự thông suốt dữ liệu trong nội bộ đã tạo ra một phong cách làm việc mới. Từ chỗ cả doanh nghiệp làm việc theo chỉ thị của một nhóm người, trở thành công việc được thực hiện chung. Sản xuất thông minh cho phép mọi cá nhân có sự nhìn nhận sản phẩm và các quy trình sản xuất. Sản xuất thông minh cũng cung cấp cho mọi người dữ liệu họ cần để giải quyết vấn đề, cả vấn đề lớn và vấn đề nhỏ. Mỗi ngày, mỗi người có thể giải quyết công việc của bản thân nhanh hơn, tốt hơn và rẻ hơn. Điều đó đủ để tạo ra một sự thay đổi lớn trên phạm vi rộng. Hệ thống điều hành sản xuất MES là một ví dụ cho phép các phòng chức năng phục vụ sản xuất có sự trao đổi thông tin nội bộ hiệu quả.
2.4 Thảo luận chủ đề cuộc họp
Nhìn nhận thành tựu công nghiệp 4.0 toàn diện cần làm trước khi áp dụng công nghệ mới
Chủ đề một cuộc họp với nền sản xuất thông mình được đề xuất căn cứ vào dữ liệu tổng hợp từ nhiều bộ phận. Dữ liệu của phần mềm quản lý kho, phần mềm bảo trì... liên kết với hệ thống điều hành sản xuất MES. Chủ đề cuộc họp, do đó, liên quan đến nhiều khía cạnh: chuẩn bị sản xuất, kĩ thuật, khách hàng, giao hàng hay dịch vụ hậu mãi.
Điều này khuyến khích trao đổi và hợp tác giữa các bộ phận và đảm bảo cuộc họp là hướng về chiến thuật giải quyết khó khăn chung. Khi có một sự thay đổi được thực hiện đối với một sản phẩm hay một quy trình trong chủ đề được họp, tất cả các bộ phận liên quan đều được biết thông qua các thông báo và cảnh báo tự động.
2.5 Tăng trưởng doanh thu
Để nhanh chóng hoàn vốn, sản xuất thông minh cần kết nối dữ liệu và con người lại. Trong nhà máy, khu vực sản xuất kết nối hệ thống điều hành sán xuất MES cùng với hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP giúp cho hệ thống nhà máy nhanh chóng phản hồi lại các yêu cầu và biến động của thị trường. Ở cấp độ doanh nghiệp, thông tin buôn bán, dữ liệu markerting, và truyền thông xã hội giúp nhà máy nhận ra các nhu cầu khách hàng cũng như các mối đe dọa tiềm ẩn. Hãy làm cho dữ liệu hiển thị trên bàn điều hành của nhà máy.
Dù rằng mục tiêu của doanh nghiệp đang là giành lấy thị phần hay giải quyết một khó khăn trong công việc kinh doanh, chiến thuật sản xuất thông minh rất quan trọng, mà ở đó, dữ liệu được chuyển đến đúng người, đúng nơi và đúng thời điểm.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về các sản phẩm tự động hóa, hãy liên hệ với chúng tôi. Với phương châm làm việc chuyên nghiệp, tận tâm Bảo An Automation luôn cam kết mang tới cho khách hàng sản phẩm với chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lý và đảm bảo giao hàng đúng tiến độ.
Tham khảo Forbes.com