Xe Tu Hanh AGV - Bao An Automation

Tổng quan xe tự hành AGV

Cuộc cách mạng về khoa học công nghệ diễn ra từng ngày đang làm thay đổi toàn diện và sâu sắc cuộc sống cũng như quá trình sản xuất của con người. Phép màu công nghệ đã giúp con người làm được nhiều việc phi thường mà trước đây chỉ có trong trí tưởng tượng. Cùng với sự mở rộng của các nhà máy được tự động hóa và cơ khí hóa,các vấn đề về việc trung chuyển, bốc dỡ và tích trữ hàng hóa dần trở nên quan trọng hơn. Theo xu hướng gia tăng sự tự động hóa trong các lĩnh vực sản xuất, hệ thống xevận chuyển hàng hóa tự động (AGV) ngày càng chiếm một vị trí quan trọng. Cùng với xu hướng phát triển đó, đội ngũ kỹ sư Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Bảo An đã nghiên cứu và chế tạo thành công hệ thống xe AGV. Chúng tôi luôn luôn cải tiến công nghệ, thiết bị mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Với những kinh nghiệm sẵn có, chúng tôi chắc chắn rằng xe AGV của Bảo An sẽ giải quyết được những vấn đề về vận chuyển hàng hóa trong hệ thống sản xuất của các nhà máy. Điều đó giúp Bảo An góp một phần sức lực vào quá trình xây dựng nền công nghiệp Việt Nam hiện đại hơn, toàn diện hơn.

 
Xe tự hành AGV - Bao An Automation

Xe tự hành AGV - Bao An Automation

I. Giới thiệu chung về xe AGV

Xe tự hành (AGV) là một robot di động, di chuyển theo các đường dẫn từ, được đánh dấu trên sàn hoặc sử dụng sóng radio, lazer, camera quan sát để điều hướng. Chúng thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp để vận chuyển nguyên vật liệu trên một diện tích lớn như trong nhà máy hoặc nhà kho. AGV được sử dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp như: năng lượng, vật liệu xây dựng, hóa chất đặc biệt là trong các ngành: chế tạo xe, lương thực thực phẩm, điện tử, dệt may. Ngoài ứng dụng công nghiệp, chúng còn được sử dụng trong các lĩnh vực dân dụng như: vận chuyển thực phẩm trong các nhà hàng, vận chuyển dụng cụ y tế trong bệnh viện,…

 

Xe tự hành AGV - Bao An Automation

Xe tự hành AGV - Bao An Automation

II. Phân loại xe AGV

1. Xe kéo (towing vehicle)

Xe kéo xuất hiện đầu tiên và đang được sử dụng nhiều. Loại này có thể kéo được một hay nhiều toa hàng nối liên tiếp nhau. Xe có thể kết nối tự động hoặc bằng tay với các toa hàng nhờ hệ thống móc kéo. Chúng có thể kéo được từ vài trăm kg đến hàng tấn tùy cấu hình xe.

Ứng dụng: Loại xe kéo thường dùng vận chuyển khung, vỏ, phụ tùng xe trong các xưởng lắp ráp ô tô; các chi tiết, linh kiện trong nhà máy sản xuất thiết bị điện tử; các thùng quần áo trong xưởng may mặc hoặc các bao tải ở kho lương thực thực phẩm.

 

Xe kéo - Xe tự hành AGV - Bao An Automation

Hình ảnh xe kéo - Xe tự hành AGV - Bao An Automation

2. Xe chở (unit load vehicle)

Xe chở được trang bị các tầng khay chứa. Hàng hóa được chuyển lên xe bằng tay hoặc tự động nhờ hệ thống băng tải, con lăn. Xe chở có ưu điểm: Thời gian đáp ứng nhanh gọn; đường đi linh hoạt, giảm thiểu không gian di chuyển và lập kế hoạch sản xuất hiệu quả.

Ứng dụng: Chúng thường được dùng chở các đồ vật gọn nhẹ, ít cồng kềnh như các hộp đồ chứa linh phụ kiện, các thiết bị điện tử.

 

Xe Chở - Xe Tự Hành AGV

Hình ảnh minh hoạ xe chở - Xe tự hành AGV

3. Xe nâng (fork vehicle)

Xe nâng có khả năng nâng hàng hóa đặt trên sàn, trên bục hay các khối hàng đặt trên giá. Tuy nhiên, xe có hệ thống phức tạp; chế tạo, sửa chữa bảo dưỡng khó khăn; giá thành cao nên ít được sử dụng hơn các loại xe AGV khác.

Ứng dụng: Chúng được thiết kế để nâng các vật nặng như các pallet hay máy móc khối lượng lớn trong nhà xưởng.

 
Hình ảnh minh hoạ xe nâng - Xe tự hành AGV

Hình ảnh minh hoạ xe nâng - Xe tự hành AGV

4. Xe đẩy (cart vehilce)

Ngược lại với xe kéo thì xe đẩy được chế tạo để vận chuyển hàng hóa đặt phía trước của xe. Xe đẩy được cho là có tính linh hoạt cao và có giá thành thấp.

Ứng dụng: Chúng được dùng chuyên chở các kiện hàng đơn lẻ, thiết bị trong hệ thống lắp ráp.

 

Xe Đẩy - Xe Tự Hành AGV

Hình ảnh minh hoạ xe đẩy -  Xe tự hành AGV

III. Cấu tạo xe AGV

1. Cấu tạo chung

Cấu tạo xe AGV

Cấu tạo xe AGV - Bao An Automation

1. Bộ phận dò đường

7.Bộ điều khiển trung tâm

2. Cảm biến phát hiện vật cản

8.Bộ phận kết nối xe hàng

3. Cảm biến chống va chạm

9.Cảm biến vị trí

4. và động cơ

10.Giao diện người dùng

5. Bộ thu phát sóng từ xa

11.Khung xe

6. Pin và sạc

 

2. Mô tả chức năng

2.1     Bộ phận dò đường có 2 loại:

a.   Loại chạy không theo đường dẫn (free path navigation).

Là loại xe AGV có tính linh hoạt cao được định vị vị trí nhờ các cảm biến con quay hồi chuyển (gyroscop sensor) để xác định hướng di chuyển, cảm biến laser để xác định vị trí các vật thể xung quanh trong quá trình di chuyển, hệ thống định vị cục bộ (local navigation location) để xác định tọa độ tức thời,…

Loại này có đặc điểm có thể di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trong phạm vi điều khiển, tự động tìm kiếm đường đi ngắn nhất tuy nhiên chi phí chế tạo lớn và đòi hỏi công nghệ cao.

Hình ảnh xe AGV loại chạy không theo đường dẫn

b.   Loại chạy theo đường dẫn (fixed path navigation)

Các vật liệu được sử dụng để tạo ra đường dẫn như: Vạch màu, băng từ, đường dây từ, đường ray,… Khi đó các xe AGV sẽ chạy theo các đường dẫn này tới các vị trí đã được xác định trên bản đồ di chuyển.

Loại này có đặc điểm đường đi là cố định, khi muốn thay đổi đường đi cần làm lại hệ thống dẫn đường. Tuy nhiên công nghệ điều khiển đơn giản hơn và có chi phí thấp hơn loại chạy không theo đường dẫn.

Các cảm biến sử dụng cho loại này có thể là: Cảm biến từ trường, cảm biến quang, cảm biến kim loại.

xe AGV loại chạy theo đường dẫn

xe AGV loại chạy theo đường dẫn

Hình ảnh xe AGV loại chạy theo đường dẫn

2.2     Cảm biến phát hiện vật cản

Để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển, AGV cần cảm biến phát hiện ra các vật cản trong phạm vi di chuyển. Cảm biến này có thể là cảm biến lazer, cảm biến quang, cảm biến siêu âm… tùy thuộc vào cấu hình lựa chọn.

Thường cảm biến sẽ chia ra 3 vùng làm việc từ xa tới gần, nếu vật cản nằm trong 3 vùng này thì lần lượt AGV sẽ thực hiện hành động: cảnh báo, giảm tốc độ, dừng nhanh để đảm bảo an toàn.

2.3     Cảm biến va chạm

Cảm biến va chạm có chức năng lập tức cho AGV dừng di chuyển nếu bị tác động vào. Nó được sử dụng để hạn chế các vấn đề về an toàn có thể xảy ra khi xe AGV bị một vật thể khác va chạm vào.

2.4     Driver và động cơ

 Động cơ chạy xe là bộ phận chuyển động chính.

Tùy thuộc vào tải trọng của hàng hóa mà một xe AGV có thể có 1 hoặc 2 driver và động cơ. Vấn đề này cũng sẽ quyết định công suất, điện áp động cơ và dung lượng của pin.

2.5     Thiết bị truyền nhận dữ liệu

Một AGV sẽ truyền và nhận dữ liệu với trung tâm điều hành sản xuất qua hệ thống thu phát sóng từ xa. Bằng cách này AGV sẽ nâng cao tính linh hoạt, có thể hoạt động truyền gửi thông tin ở mọi vị trí trong phạm vi phủ sóng. Bên cạnh đó, người điều hành sẽ kiểm soát được tuyến làm việc, tình trạng xe.

Các thiết bị này gồm bộ thu phát sóng RF hoặc Wifi.

2.6    Pin và sạc

Pin và sạc của xe có rất nhiều loại như: Pin lithium, pin lithium sắt photphat – LIFE04 hoặc là acquy chì + axit, acquy khô. Bộ phận này có thể được chế tạo theo kiểu sạc tự động hoặc sạc bằng tay.

2.7    Bộ điều khiển trung tâm

Bộ điều khiển được lập trình để điều khiển xe chạy độc lập, chạy kết hợp nhiều xe hoặc chạy theo sự quản lý của trung tâm điều hành.

2.8     Bộ phận kết nối xe hàng

Bộ phận này giúp kết nối với xehàng,có thể hoạt động tự động hoặc bằng tay.

2.9     Cảm biến vị trí

Cảm biến vị trí được sử dụng để xác định các điểm mốc như điểm lấy hàng, điểm trả hàng, điểm rẽ, điểm dừng, điểm sạc….Đồng thời chúng giúp các trung tâm điều khiển xác định được chính xác vị trí xe trên bản đồ di chuyển. Có nhiều phương án sử dụng như: Đầu đọc và thẻ từ hoặc sử dụng chính các đoạn băng từ để xác định vị trí.

2.10    Giao diện người dùng

Giao diện người dùng gồm màn hình, hệ thống nút nhấn và đèn báo.

Màn hình được sử dụng trong quá trình cài đặt các tham số cho xe đồng thời hiển thị các trạng thái, tình trạng, vị trí của xe trên bản đồ di chuyển.

Nút ấn và đèn báo: Với việc điều khiển và cài đặt bằng màn hình  nó cho phép giảm tối đa các nút ấn và đèn báo. Do vậy, các nút ấn và đèn báo còn lại bao gồm: Nút dừng khẩn cấp, nút xác nhận hoàn thành công việc, công tắc chuyển mạch auto/manual, đèn báo trạng thái hoạt động của xe.

Ngoài ra phần kết cấu cơ khí bao gồm: Khung xe, vỏ, bánh xe, các mã gá hoặc các chi tiết khác cấu thành lên xe cũng là một phần quan trọng. Nó quyết định sự chắc chắn, sự bám dính với mặt đường, sự êm ái trong quá trình di chuyển, sự bền bỉ khi hoạt động lâu dài trong điều kiện công nghiệp. Tất cả kết hợp để tạo ra một chiếc AGV hoàn chỉnh.

 

Thấu hiểu những nhu cầu thiết yếu từ các doanh nghiệp, nhà máy, Bảo An Automation cho ra đời dòng sản phẩm “Xe kéo hàng tự động – Xe tự hành AGV”

Với đội ngũ các kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi xây dựng phát triển robot tự hành phục vụ sản xuất từ năm 2006. Bảo An tự hào là đơn vị đi đầu trong ngành tự động hoá với uy tín hoạt động 13 năm.

 
Xe tự hành AGV - Bao An Automation

Xe tự hành AGV - Bao An Automation

Hãy đến với chúng tôi:

- Trải nghiệm và cảm nhận về dịch vụ hoàn hảo

- Chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng

- Liên hệ để được tư vấn chi tiết: 0936.985.256

 

 

Bài viết bạn nên xem:

 
Có thể bạn quan tâm:
 25.487      09/04/2022

 Bao An Automation

Bao An Technique Service Joint Stock Company
Haiphong Office and Warehouse: Van Tra B project area, An Dong, An Duong Dist., Haiphong City, Vietnam
Hanoi Office and Warehouse: No. 3/38, Chu Huy Man Str., Phuc Dong Ward, Long Bien Dist., Hanoi City, Vietnam
Ho Chi Minh Office and Warehouse: No. 204, No Trang Long Str., Ward 12, Binh Thanh Dist., Ho Chi Minh City, Vietnam
Factory: Van Tra B project area, An Dong, An Duong, Hai Phong, Viet Nam
Hotline South: (+84)989 465 256
Hotline North: (+84)936 862 799
Tax code: 0200682529 - Date: 31/07/2006
Invoice address: 3A Ly Tu Trong Street, Minh Khai Ward, Hong Bang District, Hai Phong City, Viet Nam
 Designed by Bao An Technique Service Joint Stock Company
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Curent online: 165 -  Total visited: 125.888.446
Chat hỗ trợ