Cách phân biệt đầu ra NPN và PNP?

1. Khi nào gặp tiếp điểm NPN và PNP

Chúng ta thường gặp các tiếp điểm PNP hoặc NPN trong các cảm biến báo mức hoặc cảm biến tiệm cận. Trong đó chúng ta các tiếp điểm thường dùng hai loại tiếp điểm PNP được dùng phổ biến hơn NPN.
 
Cảm biến tiệm cận sử dựng tiếp điểm PNP hoặc NPN

 Hình 1: Cảm biến tiệm cận sử dụng tiếp điểm PNP hoặc NPN

Trên là hình ảnh minh họa cảm biến tiệm dụng dùng tiếp điểm PNP hoặc NPN. Đây là một cảm biến rất phổ biến trông công nghiệp với rất nhiều nhà sản xuất nổi tiếng như 
IFM, Sick, Omron, Autonics... Ngoài ra chúng ta còn bắt gặp trong các cảm biến đo mức nước hoặc đo mực chất rắn.
 
Cảm biến đo mức chất rắnCảm biến đo mức chất rắn

Hình 2: Cảm biến đo mực chất lỏng

Trên là hình ảnh mô tả ngõ ra của cảm biến đo mức chất lỏng với tiếp điểm NPN. Khi báo mức nước tức là chân (3) sẽ được đóng dấu vào chân (4), ở đây là nguồn 0V
Cảm biến đo mực chất rắnTiếp điểm PNP
 

Hình 3: Cảm biến đo mực chất rắn có ngõ ra tiếp điểm PNP và sơ đồ tiếp đểm PNP

Hình ảnh mô tả thực tế cảm biến báo mức chất rắn dùng tiếp điểm PNP. Tiếp điểm có dạng thường mở khi có chất rắn thì tiếp điểm sẽ đóng lại lúc này chân (4) sẽ đóng vào chân (1). Tín hiệu ngõ ra dạng dòng điện tương ứng với ngõ vào chân (1).

2. Phân biệt tín hiệu PNP với NPN.

Để phân biệt được tín hiệu PNP với NPN chúng ta cần xem lại hình ảnh mô tả ngõ ra của hai loại tín hiệu này để so sánh PNP và NPN khác nhau điểm nào.
Tiếp điểm NPN

Hình 4: Sơ đồ đấu nối NPN

 
Tiếp điểm PNP

Hình 5: Sơ đấu nối PNP

Nhìn vào hai hình trên chúng ta thấy rất rõ sự khác nhau giữa hai loại tín hiệu PNP và NPN. Bên trên là sơ đồ của tiếp điểm PNP và bên dưới là sơ đồ của tiếp điếm NPN.
Ở đây chúng ta thấy có hình nét đứt - đó chính là tải. Tải sử dụng trong tiếp điểm PNP và NPN chỉ có hai loại là cuộn dậy và điện trở. Chúng ta thường dùng hai tiếp điểm này để kích vào nguồn của rơ le kính, rơ le kính chính là cuộn dây.
Tiếp điểm PNP được kích hoạt sẽ mang điện áp dương tức là tải sẽ phải nhận nguồn dương từ PNP, còn nguồn âm sẽ được đấu với nguồn.
Ngược lại tiếp điểm NPN khi được kích hoạt sẽ mang điện áp 0v, tức là chân dương của tải sẽ được kết nối với nguồn còn chân âm của tải sẽ được nối với tiếp điểm NPN. 

3. Khi nào dùng tiếp điểm NPN?

Do tiếp điểm PNP thường được dùng hơn và điểu khiển cũng đơn giản dễ hiểu tuy nhiên chúng ta bắt buộc phải dùng tiếp điểm ngõ ra NPN vì tính an toàn của nó.
Vậy khi nào mới dùng ngõ ra NPN?
Tiếp điểm ngõ ra NPN bắt buộc phải dùng khi nó là tín hiệu trong môi trường chống cháy nổ với chứng chủ Atex Zone 0 hoặc 1.

3.1 Tại sao phải dùng tiếp điểm NPN?

Do môi trường chống cháy nổ nên các tiếp điểm thường không được mang điện tích dương vì dễ xảy ra cháy-nổ. Chính vì thế tiếp điểm ngõ ra dạng NPN tức là không có áp trên tiếp điểm sẽ hạn chế tối đã khả năng cháy nổ xảy ra. Tất nhiên với tiếp điểm NPN nhưng có tiêu chuẩn quốc tế về phòng nổ trong công nghiệp T6 thì mới có khả năng phòng nổ.

3.2 Phân biệt tiếp điểm PNP - NPN và SPDT

Trong thực tế chúng ta gặp nhiều ngõ ra như PNP hay relay. Tiếp điểm ngõ ra Relay có tên quốc tế là SPDT tức là ngõ ra sẽ phụ thuộc vào nguồn cấp của tín hiệu đầu vào.
 
Tiếp điểm dạng relay hay SPDT

Hình 6: Tín hiệu ngõ ra relay- SPDT

- Tín hiệu ngõ ra dạng tiếp điêm SPDT được dùng trong công tắc báo mức chất rắn hay công  tắc tơ, relay nhiệt...Trong đó sẽ luôn luôn có tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường mở. 
- Tiếp điểm thường đóng tức là luôn luôn đóng khi chưa có sự thay đổi trạng thái. Ví dụ trên tiếp điểm 3 và 4 chính là tiếp điểm thường đóng.
- Tiếp điểm thường mở tức là tiếp điểm luôn luôn mở và chỉ thay đổi trạng thái khi được kích hoat. Ở đây là tiếp điểm 3 và 6 chính là tiếp điểm thường mở.
 Trạng thái đóng hoặc mở đều có sự liên quan với một tiếp điểm chung đó chính là chân số 3. Chân số 3 này có thể là nguồn 220V hoặc 24v tùy theo mạch điều khiển.   Thường đóng và thường mở ở đây là chân duy nhất là chân số 3.
 Trong bài viết này chỉ mô tả cách phân biệt tín hiệu PNP và NPN cũng như một tiếp điểm rơ le SPDT thường dùng trong công nghiệp. Ngoài ra còn khá nhiều loai tiếp điểm ngõ ra khác nhau như Naumur, AC, Tachor,...
 
 
 
Nếu bạn có nhu cầu về hệ thống tự động hóa, hãy liên hệ với chúng tôi. Với phương châm làm việc chuyên nghiệp, tận tâm Bảo An Automation luôn cam kết mang tới cho khách hàng sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hợp lý và thời gian cấp hàng nhanh.
 16.986      22/08/2020

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0989 465 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 3 -  Đã truy cập: 126.764.896
Chat hỗ trợ