Làm sao để sử dụng kết nối vạn vật công nghiệp IIoT trong nhà máy ?

Chúng ta đã nghe nói đến kết nối vạn vật công nghiệp khi biết đến cách mạng công nghiệp 4.0. Những công nghệ và và thuật ngữ của cách mạng công nghiệp 4.0 phong phú và đòi hỏi phải có kiến thức đủ sâu rộng để hiểu hết các thuật ngữ. Với những nhà máy quy mô vừa và nhỏ, ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung, kết nối vạn vật công nghiệp nói riêng còn nhiều khó khăn. Do đó, bài viết sau xin chia sẻ một góc nhìn về ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất. 

I. Các phần mềm phục vụ cho kết nối vạn vật công nghiệp

a. Hệ thống quản trị sản xuất MES (Manufacturing Execution System - MES)

hệ thống quản trị sản xuất mes
Hệ thống quản trị sản xuất MES
 
Hệ thống quản trị sản xuất MES đóng vai trò là cầu nối trung gian giữa hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP và dữ liệu máy móc. MES là hệ thống chia sẻ thông tin để hợp tác trong nhà máy. Một số công cụ của hệ thống quản trị sản xuất là bảng tổng hợp thông tin, báo cáo, cảnh báo bằng email và các ứng dụng khác liên quan đến mạng.

b. Hệ thu thập điều khiển và giám sát dữ liệu (Supervisory Control And Data Acquisition - SCADA)

hệ thu thập điều khiển và giám sát dữ liệu scada
Hệ thu thập, điều khiển và giám sát dữ liệu SCADA
 
SCADA gần giống với hệ thống quản trị sản xuất MES. Điểm khác biệt là ở chỗ SCADA được thiết kế để điều khiển máy móc từ xa, còn hệ thống quản trị sản xuất MES tổ chức và tích hợp dữ liệu máy vào kế hoạch sản xuất. Trong khi hệ thống quản trị sản xuất MES kết nối dữ liệu máy vào mạng để nhiều người cùng truy cập, còn SCADA chủ yếu gói gọn giữa máy và người điều khiển.

II. Nhà máy quy mô vừa và nhỏ nên ứng dụng kết nối vạn vật công nghiệp IIoT như thế nào ?

Nếu nhà máy có khoảng 15-20 máy và chỉ chạy 1 ca sản xuất, hệ thống quản trị sản xuất MES có thể không cần thiết. Bởi vì người chủ nhà máy hoặc cấp quản lý có  thể đi xung quanh và kiểm tra để chắc chắn mọi thứ đang vận hành hiệu quả. Tuy nhiên, với nhiều ca sản xuất, cấp quản lý không thể theo dõi mọi chuyện trong nhà máy liên tục, hệ thống quản trị sản xuất MES có thể thu thập dữ liệu, ghi chép lịch sử và lập báo cáo. 
 
Trên thực tế, nhiều kĩ sư nhận ra lợi ích tiềm năng nếu như cải tiến sản xuất công đoạn nào đó trong dây chuyền. Tuy nhiên, làm sao để thuyết phục cấp trên đầu tư một khoản tiền để cải tiến. Ngay cả khi lãnh đạo đồng ý đầu tư, liệu cải tiến đó có phát huy hết giá trị vốn có ? Dữ liệu máy móc sản xuất chính là cơ sở để đánh giá. Bằng cách thu thập các dữ liệu máy móc như độ rung, nhiệt độ... từ các cảm biến, các kĩ sư có thể xác định khu vực sản xuất nào cần cải tiến và giá trị tiềm năng là bao nhiêu.
 
Nếu như bạn không rõ nên bắt đầu từ đâu hay không thể nhận ra lợi ích mà Kết nối vạn vật công nghiệp IIoT có thể mang lại thì hãy bắt đầu bằng ở cấp độ nhỏ. Hãy chọn một máy sản xuất quan trọng, chẳng hạn một máy sản xuất, một tổ hợp máy hay thậm chí một dây chuyền. Tập trung vào thu thập dữ liệu và kết nối hiệu quả máy sản xuất đó. Với kết nối vạn vật công nghiệp IIoT, hãy chứng minh lợi ích của tận dụng dữ liệu thu thập được. Mỗi phần trăm hiệu quả của máy sản xuất đó đều mang lại rất nhiều tiền.
 
Hệ thống quản trị sản xuất cho phép các máy móc làm việc trên dữ liệu tập trung và thống nhất

Thành viên nhà máy làm việc trên dữ liệu hệ thống quản trị sản xuất tập trung và thống nhất

 
Bạn biết rõ máy móc hiện đang vận hành không hiệu quả và hoàn toàn có thể tăng năng suất. Nhưng bạn không biết chính xác nguyên nhân là gì. Với công nghệ kết nối vạn vật công nghiệp IIoT, bạn có thể lưu trữ lại mọi thông tin của máy sản xuất đó. Sau đó, bạn có thể phân loại, phân tích, tổng hợp dữ liệu và đưa ra quyết định. 
Tất nhiên, điều quan trọng trước khi thu thập tổng hợp số liệu là cần phải có nghi vấn cần tìm câu trả lời.

III. Giá trị của kết nối vạn vật công nghiệp IIoT

kết nối vạn vật công nghiệp tiết kiệm công sức thống kê số liệu
Kết nối vạn vật công nghiệp tiết kiệm thời gian công sức thống kê dữ liệu
 
Một số lợi ích của kết nối vạn vật công nghiệp IIoT có thể kể đến như:
- Cảnh báo lỗi xảy ra trên sản phẩm thay vì để sản phẩm chuyển sang khâu tiếp theo
- Sản xuất đủ sản phẩm, đủ số lượng
- Bảo trì dự phòng dựa trên số giờ hoạt động thực tế của máy
 
Như vậy, với ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0, các nhà máy vừa và nhỏ cũng đang nhận thấy cần có sự thay đổi. Sự thay đổi đó nên bắt đầu từ những cải tiến nhỏ, mang tính cấp thiết. và có lộ trình đổi mới trong dài hạn. Áp dụng công nghệ mới theo giai đoạn cho phép nhà máy không bị áp lực kinh tế, đồng thời lựa chọn ra những công nghệ, thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 phù hợp với thực trạng sản xuất hiện tại.
 
Bài viết bạn nên xem:
 4.297      26/09/2019

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0989 465 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 8 -  Đã truy cập: 121.447.872
Chat hỗ trợ