Hệ thống quản trị sản xuất hỗ trợ lập kế hoạch nhanh chóng và hiệu quả

Ngày nay, các phương tiên thông tin truyền thông đề cập nhiều đến công nghiệp 4.0 và tiềm năng giá trị chúng mang lại. Từ giám sát quản lý năng lượng bằng trí tuệ nhân tạo, hay lập kế hoạch sản xuất dựa trên khai phá dữ liệu. Tất cả hứa hẹn mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người.

I. Kế hoạch sản xuất 

Kế hoạch sản xuất là một phần của kế hoạch kinh doanh, trong đó nhà máy/bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất theo kế hoạch đề ra. Bản kế hoạch này cho thấy số lượng sản phẩm cần sản xuất và chi phí tương ứng với số lượng sản phẩm trong mỗi chu kỳ thông thường là quý/lần.
Trong thời đại công nghiệp 4.0, vai trò của kế hoạch sản xuất rất quan trọng vì cả nhà máy, công ty vận hành theo kế hoạch sản xuất được lập. Kế hoạch sản xuất hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao kết quả sản xuất, tăng cao lợi nhuận. Sau đây là một số vai trò của kế hoạch sản xuất :

a. Sử dụng hiệu quả nguồn lực

Một nhà máy sản xuất có nhiều nguồn lực. Nếu gọi tắt theo tiếng anh là 5M: Man, Machine, Material, Method, Money. Sử dụng nguồn lực công nghiệp 4.0 như thế nào để tạo ra nhiều giá trị nhất, phần lãng phí nhỏ nhất đòi hỏi hoạt động lập kế hoạch sản xuất phải tính toán.

b. Duy trì sản xuất ổn định

Hoạt động sản xuất công nghiệp 4.0 yêu cầu tính ổn định cao. Không chỉ tạo ra sản phẩm ổn định về chất lượng, mà quá trình thực hiện sản xuất cũng phải ổn định nhằm đảm bảo sản lượng và năng suất.

c. Ước lượng nguồn lực

Lập kế hoạch sản xuất giúp phát hiện sớm các thiếu sót về nguồn lực. Ví dụ nếu không lập kế hoạch sẽ không biết với đơn hàng đó liệu máy móc, con người, nguyên liệu nhà máy còn lại liệu có thể đáp ứng hay không. Từ đó, nhà máy công nghiệp 4.0 chủ động mua nguyên liệu, chuẩn bị nhân lực để sản xuất

d. Phối hợp hoạt động của các phòng ban

Lập kế hoạch sản xuất giúp phối hợp các hoạt động của các phòng ban khác nhau. Ví dụ, phòng Kỹ thuật cần tiến hành kiểm tra máy trong giờ nghỉ của công nhân, hay phòng vật tư cần đảm bảo nguyên liệu cấp cho các dây chuyền đúng số lượng, đúng thời điểm. Phòng Cơ sở vật chất quản lý năng lượng ban đêm nếu có nhà máy có kế hoạch tăng ca.

II. Công nghiệp 4.0 với hệ thống quản trị sản xuất

Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu sản xuất cũng như đảm bảo cho vận hành được tối ưu nhất, doanh nghiệp phải dự báo được sản lượng tiêu thụ của thị trường (hoặc số lượng đơn hàng sẽ phải đáp ứng trong tương lai) để có kế hoạch mua và lưu trữ nguyên vật liệu, nhân công tham gia sản xuất và bố trí máy móc thiết bị phù hợp.

Hệ thống quản trị sản xuất gồm có phần cứng và phần mềm, kiểm soát và theo dõi hoạt động sản xuất từ vật tư đầu vào đến sản phẩm đầu ra. Hệ thống quản trị sản xuất giúp người sản xuất liên tục tiếp nhận thông tin về quá trình sản xuất và sản phẩm. 
Một hệ thống quản trị sản xuất gồm 8 chức năng, gồm có: quản trị định nghĩa sản phẩm, quản trị nguồn lực, lập kế hoạch, phân phối kế hoạch, thực hiện yêu cầu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và lịch sử sản xuất.
lợi ích hệ thống quản trị sản xuất

Lợi ích hệ thống quản trị sản xuất trong nhà máy

Hệ thống quản trị sản xuất cho phép liên kết dữ liệu. Khi tiến hành lập kế hoạch, thông tin về các nguồn lực và nhu cầu đơn hàng đã được cung cấp sẵn sàng. Người lập kế hoạch thậm chí có thể biết được với các nguồn nguyên liệu cho trước, sử dụng nguyên liệu ở kho nào để tạo ra nhiều sản phẩm nhất. Ví dụ, nếu trong kho có nhiều loại phôi thép, dùng phôi nào có thể cắt ra nhiều thành phẩm được phần mềm gợi ý do kết quả sản xuất từ các lần vận hành trước đó. 
Với cách lập kế hoạch trên giấy tờ hay bảng tính excel, nếu kế hoạch sản xuất đã phân phối cho các bộ phận cần sửa đổi sẽ rất khó khăn do phải truyền đạt thông tin đến nhiều phòng ban. Tuy nhiên, với hệ thống quản trị sản xuất, thông tin thay đổi sẽ được cập nhất trên màn hình trung tâm hoặc thậm chí đến từng máy sản xuất. Công nhân sẽ sớm điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu sản xuất mới. 
Một điều đáng chú ý là khả năng giám sát quá trình thực hiện kế hoạch. Giả sử hoạt động sản xuất sử dụng đồng thời nhiều máy trong giờ cao điểm. Qua chức năng quản lý giám sát năng lượng, người lập kế hoạch sẽ phải điều chỉnh. Chẳng hạn, dừng máy để bảo dưỡng hay sắp xếp công nhân sử dụng máy móc tiêu thụ ít năng lượng hơn.
 
Lập kế hoạch sản xuất không mới. Trong thời đại ứng dụng 4.0 trong công nghiệp, lập kế hoạch sản xuất hiệu quả, tiêu tốn ít thời gian là điều tối quan trọng. Các nhà máy cần tận dụng tốt các lợi thế như giám sát quản lý năng lượng để tiết kiệm chi phí, khai thác hệ thống quản trị sản xuất để lập kế hoạch nhanh chóng, hiệu quả. 
Bài viết bạn nên xem:
 6.452      27/12/2018

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0989 465 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 26 -  Đã truy cập: 121.077.413
Chat hỗ trợ