Các loại bu lông lục giác

1. Bu lông lục giác là gì?

Bu lông lục giác là tên gọi chung cho một loại sản phẩm cơ khí, có thân hình trụ tròn, được tiện ren. Trong đó, một đầu của bu lông lớn hơn đầu kia và được đúc hình 6 cạnh nên được gọi là lục giác. Bu lông lục giác được thiết kế để sử dụng kết hợp với đai ốc,  long đen phẳng và long đen vênh có thể tháo lắp hay hiệu chỉnh.

2. Phân loại bu lông lục giác.

2.1. Bu lông lục giác ngoài:

Đặc điểm nhận dạng của bu lông lục giác ngoài chính là trên đầu bu lông không phải hình tròn như bu lông lục giác chìm mà được tạo hình lục giác đều. Loại bu lông này thường dùng cờ lê để xiết. Thân bu lông là hình trụ dài được tiện ren có thể là ren lửng hoặc ren suốt.

Bu lông lục giác ngoài

2.2. Bu lông lục giác chìm:

Là bu lông được sản xuất từ các vật liệu như thép hoặc thép không gỉ (inox) nhằm giúp liên kết với các vật tư khác lại với nhau nhờ sự phối hợp cùng với các đai ốc, long đen phẳng, long đen vênh phù hợp. Và lục lăng là dụng cụ không thể thiếu khi tháo/ vặn bu lông.

Bu long lục giác chìm gồm 3 loại sau:

2.2.1. Bu lông lục giác chìm đầu trụ

Được sử dụng phổ biến trong ngành cơ khí chế tạo, lắp đặt máy móc cơ khí, thiết bị điện, hệ thống khung nhôm cửa kính,…

Bu lông lục giác chìm đầu trụ

2.2.2. Bu lông lục giác chìm chỏm cầu

Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề như: lắp máy, ngành công nghiệp chế tạo, xây dựng thi công các công trình,…

 

Bu lông lục giác chìm chỏm cầu

2.2.3. Bu lông lục giác chìm đầu bằng

Ngày nay được ứng dụng rất phổ biến,và phổ biến nhất là trong ngành lắp ghép đồ gỗ nội thất. Bởi vì loại bu lông này có thể bắn vào gỗ. Do có bề mặt bằng bao tròn xung quanh. Nhờ đó mà bu lông lục giác chìm đầu bằng sẽ giúp đem lại tính thẩm mỹ cao và sự sang trọng cho các sản phẩm gỗ thay vì việc dùng các loại bu lông khác.

Bu lông lục giác chìm đầu bằng

3. Thông số bu lông lục giác

- Bu long lục giác: có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, để phân biệt các loại bu long người ta thường dựa vào phần đầu bu lông.

- Vật liệu làm bu lông gồm có: thép carbon mạ đen (BO), thép carbon mạ kẽm (WZ), inox 201, inox 304, ngoài ra một số loại bu lông có lớp mạ đặc biệt dùng cho các nhu cầu khác nhau.

- Cấp bền: thể hiện độ cứng của bu lông, thường có các tiêu chuẩn cấp bền như 4.8, 8.8, 10.9, 12.9 cấp bền càng cao, bu lông càng cứng. Dựa vào nhu cầu sử dụng mà người ta lựa chọn loại cấp bền sao cho phù hợp.

- Kích thước bu lông có hai thông số chính:

+ Cỡ M: thể hiện phần đường kính thân của bu lông, thường theo tiêu chuẩn hệ mét gồm có M2, M3, M4, M5, M6, M8, M10, M12, M14, M16, M18, M20, M22, M24,…

+ Chiều dài: thể hiện chiều dài của thân bu lông (không tính phần đầu)

 

Nếu bạn muốn tìm hiểu về Tự động hóa trong nhà máy và cần tư vấn về bu lông - ốc vít, hãy liên hệ với chúng tôi qua quality@baoanjsc.com.vn. Với phương châm làm việc chuyên nghiệp, tận tâm Bảo An Automation luôn cam kết mang tới cho khách hàng sản phẩm với chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lý và đảm bảo giao hàng đúng tiến độ.


 
 5.824      26/04/2021

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Địa chỉ: Số 3A Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 2253 79 78 79
Hotline: (+84) 989 465 256 (Miền Bắc) / (+84) 936 862 799 (Miền Nam)
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 7 -  Đã truy cập: 120.484.665
Chat hỗ trợ