Nền tảng là gì? Sự khác biệt của mô hình kinh doanh platform và mô hình pipeline truyền thống?

1. Nền tảng là gì?

Theo Geoffrey G. Parker – tác giả cuốn sách “Platform Revolution” (Cuộc cách mạng nền tảng), nền tảng là một giao dịch dựa trên việc kích hoạt sự tương tác tạo nên giá trị giữa các nhà sản xuất bên ngoài và người tiêu dùng. Nó cung cấp một cơ cấu hạ tầng mở và có tính hỗ trợ cho những tương tác này và thiết lập các trạng thái điều hành chúng. Mục đích tổng thể của nền tảng là tạo ra sự tương thích hoàn toàn giữa người dùng với sự thuận lợi trong trong việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ hay tiền tệ, qua đó kích hoạt việc tạo ra giá trị cho tất cả những người tham gia.
Mô hình nền tảng

Hình 1: Mô hình nền tảng

Hay định nghĩa một cách cơ bản thì nền tảng là một hình thức kinh doanh dựa trên việc tạo ra những giao dịch có giá trị (value creating interactions) giữa nhà sản xuất (producer) và người tiêu dùng (consumer).

Hoạt động của một nền tảng về cơ bản gồm 4 yếu tố:

  • Cung cấp cơ sở vật chất cần thiết để bên mua và bên bán có thể thể kết nối và tham gia giao dịch (provide infrastructure)
  •  Tạo điều kiện để kết nối người mua với người bán phù hợp từ đó kích thích các giao dịch diễn ra (matching producer and consumer and facilitating exchange)
  • Quản lý hoạt động giao dịch và người dùng dựa trên những bộ quy tắc và luật lệ riêng (governance)
  • Tìm cách hưởng lợi trên các giá trị được tạo ra (monetization)

2. Mô hình nền tảng “bành trướng” đến cỡ nào trong nền kinh tế ngày nay?

Mô hình nền tảng đã xuất hiện và nhanh chóng lan nhanh như virus đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế, từ lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh đến sản phẩm công nghệ cao.

Ngày nay, nếu muốn tìm mua một chiếc dao cạo râu, người dùng chỉ cần lên Lazada, shopee hay xa xôi kỳ công hơn nữa là eBay, Amazon hay Alibaba. Có rất nhiều nhà sản xuất sẵn sàng phục vụ nhu cầu của bạn và chuyển hàng đến tận nhà. Điều đó có nghĩa là các nhà sản xuất cũng không phải tốn kém chi phí nhân sự và mặt bằng để vận hành các chuỗi cửa hàng. Cuối cùng là, chi phí bán hàng giảm xuống và giá bán đến tay người tiêu dùng không bị đội lên như trước.
Nền tảng vô cùng quan trọng

Hình 2: Nền tảng vô cùng quan trọng trong kinh doanh

Trong lĩnh vực truyền thông, Google và Facebook đã dùng chính mô hình nền tảng này để làm thay đổi cán cân và chao đảo cách thức quảng cáo truyền thống. Thời kỳ hoàng kim của những trang quảng cáo báo in đã kết thúc và các thương hiệu đều đổ dồn chi phí marketing cho kênh kỹ thuật số (digital) thay vì truyền hình hay báo in như trước đây.

Ngay trong lĩnh vực vốn được coi là “chậm” thay đổi như xuất bản sách, cuộc cách mạng công nghệ đã dịch chuyển một phần nhu cầu đọc từ đọc sách giấy sang đọc sách điện tử. Và sau đó, các nhà phát triển công nghệ nhanh chóng đưa ra những nền tảng kinh doanh đặc thù cho ebooks. Những cái tên lớn trên thế giới có thể kể đến như mô hình self-publishing (tạm dịch là “tự xuất bản”) của Amazon (KDP), iBook Authour của Apple, Kobo Writing Life hay Smashwords.

3. Mô hình pipeline truyền thống là gì?

Cho đến trước thời đại internet, mô hình Pipeline là mô hình của đại đa số các công ty truyền thống. Để dễ hình dung, Pipeline có nghĩa là cái ống, và 1 cái ống thì gồm điểm đầu, điểm cuối và phần thân ống để dẫn vật chất đi qua.

Mô hình dạng ống đã xuất hiện kể từ khi chúng ta bắt đầu có các ngành công nghiệp. Chúng đã thống trị thế giới mô hình kinh doanh từ rất lâu. Các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm và bán chúng cho khách hàng. Giá trị đi lên rồi đi xuống theo 1 dòng chảy tuyến tính giống như dòng nước chảy qua ống.

Mô hình đường ống truyền thống

Hình 3: Mô hình đường ống truyền thống

Chúng ta có thể thấy ống ở khắp mọi nơi. Mỗi một sản phẩm chúng ta sử dụng đều đến tay ta qua 1 chiếc ống như vậy. Tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng mô hình ống. Tivi và đài là những chiếc ống đưa nội dung đến với khán thính giả. Hệ thống giáo dục là chiếc ống nơi giáo viên đưa kiến thức tới cho người học

Ngay cả trên Internet thì mô hình ống cũng vẫn tồn tại. Blog chạy bằng mô hình ống. Cửa hàng thương mại điện tử như Zappos cũng chạy bằng mô hình ống. SaaS (Software as a Service) một người dùng cũng chạy mô hình ống khi phần mềm được doanh nghiệp tạo ra và đưa tới cho người tiêu dùng bằng mô hình trả tiền rồi sử dụng.

4. Sự khác biệt của mô hình kinh doanh platform và mô hình pipeline truyền thống?

Sự khác nhau giữa mô hình nền tảng và mô hình truyền thống

Hình 4: Sự khác nhau giữa mô hình nền tảng và mô hình truyền thống

Trong mô hình Pipeline, doanh nghiệp tự kiểm soát một chuỗi các hoạt động sản xuất theo chiều dọc, với nhiều bước để biến input (ví du: nguyên liệu thô, hóa chất, chai lọ…) thành sản phẩm hoàn thiện giá trị cao hơn (ví dụ: bình nước giặt OMO) và bán cho người dùng để thu lời dựa trên chênh lệch giữa giá trị bán ra sản phẩm hoàn thiện và giá vốn mua nguyên liệu thô.

Mô hình kinh doanh platform dựa trên việc tạo ra giá trị bằng cách kết nối các đối tượng tiềm năng và tạo ra giá trị bằng cách thúc đẩy tương tác giữa các đối tượng đó.

Vd: Sàn thương mại điển tử Lazada kết nối người bán OMO vs người cần giặt đồ và thu lời dựa trên hoa hồng của giao dịch mua bán OMO

  • Điểm mạnh của mô hình platform
Trong thực tế một doanh nghiệp không nhất thiết chỉ áp dụng một mô hình kinh doanh Pipeline hay Platform mà có thể kết hợp cả hai, điển hình nhất chính là Apple, công ty đó dùng mô hình Pipeline trong việc sản xuất và bán Iphone, và mô hình Platform với nền tảng IOS
Minh họa mô hình nền tảng và mô hình đường ống

Hình 5: Minh họa mô hình nền tảng và mô hình đường ống

Vậy mô hình Platform trong thời đại internet có điểm mạnh gì mà có thể làm chao đảo những ngành kinh doanh vốn được thống trị bởi mô hình Pipeline thống:

Scalability:

Platform có thể scale up cực nhanh do có thể loại bỏ nhiều rào cản truyền thống như tài sản cố định.

Ví dụ: Trong ngành du lịch, chuỗi khách sạn. Nếu mô hình pipepline như VinPearl muốn mở rộng sẽ cần có rất nhiều tiền mua đất, xây khách sạn, hoàn thành 1 khách sạn vài trăm phòng tốn vài năm.

==> Nhưng đối với AirBnb có thể thêm vài chục nghìn phòng trong thời gian ngắn bằng cách kết nối với vài nghìn chủ nhà để đưa phòng của họ lên hệ thống AirBnb.

Data & community:

Platform thường sở hữu lượng data cực kì lớn và có thể huy động sức mạnh cộng đồng để tối ưu hóa công việc kinh doanh.

Ví dụ: 1 nhà bán lẻ sách như FAHASA có thể highlight độ 1 chục đầu sách một tháng với đánh giá từ các chuyên gia học thuật, và hi vọng là những cuốn sách đó sẽ bán chạy

==> Nhưng platform như TIKI có thể dùng sức mạnh cộng đồng để rating&review cả nghìn cuốn sách một lúc từ đó tạo ra thuật toán để tối ưu hiển thị những cuốn sách dễ bán hơn

Efficiency:

Platform có thể tối ưu hóa, cá nhân hóa sản phẩm tốt hơn để phục vụ người tiêu dung.

Ví dụ: Trong ngành giáo dục, để có cost effective và phục vụ được nhóm đối tượng mass. Các chương trình học đại học/cao học thường được bán theo cả 1 gói sản phẩm lớn với đủ các môn thập cẩm, sinh viên học kinh tế muốn chuyên tâm vào marketing vẫn phải học đủ các môn không liên quan như mác lê nin, thể dục nhịp điệu, kế toán ….

Trong khi đó một Platform học trực tuyến như Coursera có thể cung cấp chuyên sâu bài giảng về 1 lĩnh vực nhất định vs chứng chỉ từ trường đại học danh tiếng, và người dùng có thể tự cá nhân hóa lộ trình học tập 1 cách không giới hạn để phù hợp với mục tiêu cá nhân.

5. Một số doanh nghiệp theo mô hình truyền thống và Platform

Ví dụ minh họa các doanh nghiệp sử dụng mô hình nền tảng và mô hình đường ống

Hình 6 : Ví dụ minh họa các doanh nghiệp sử dụng mô hình nền tảng và mô hình đường ống

Với một vài thông tin cơ bản như trên, hi vọng có thể giúp các bạn có sự hình dung tốt hơn về câu hỏi “Nền tảng là gì? Sự khác biệt của mô hình kinh doanh platform và mô hình pipeline truyền thống?”

 
Hãy đến với Bảo An, chúng tôi luôn sẵn sàng mang đến cho Khách hàng:
- Trải nghiệm và cảm nhận về dịch vụ hoàn hảo

- Chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng

- Liên hệ để được hỗ trợ chi tiết: 0936.985.256

 

 
 21.725      21/04/2020

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0989 465 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 22 -  Đã truy cập: 127.476.648
Chat hỗ trợ