Chi tiết | Dụng cụ | ||
- Khoanh vùng để thu hẹp phạm vi kiểm tra khắc phục là việc quan trọng nhất. | |||
- Kiểm tra, xử lý đầu nguồn điện để nhanh chóng đóng điện trở lại nhà máy là ưu tiên số 2. | |||
* Dấu vết nước ở đâu, đường đi của nước từ cao xuống thấp /lan sang cạnh một chút /bị tạt ngang do gió * Xác định được nơi có dấu vết nước là khoanh vùng được thiết bị cần xử lý. |
|||
- Kiểm tra thân máy và các thiết bị lắp trên máy. | Đèn pin | ||
- Kiểm tra bên ngoài vỏ tủ điện, kết cấu tủ, để phân tích khả năng xâm nhập nước. | Đèn pin | ||
- Kiểm tra các thiết bị trong tủ điện. | Đèn pin | ||
- Kiểm tra dây cáp điện. | Đèn pin |
Chi Tiết | Dụng cụ | ||
- Với các thiết bị đã có dấu vết ngấm nước thì cần phải tháo vỏ, tháo thiết bị để sẵn sàng cho khâu xử lý nước. (Cần nhân sự có chuyên môn, hiểu biết về thiết bị thực hiện). |
|||
- Sử dụng khí nén hoặc máy hút bụi hút sạch nước ở các thiết bị. Chú ý: Thổi khí nén ra giẻ khô để kiểm tra khí nén không còn nước (tồn dư trên đường ống khí) mới tiến hành thổi vào thiết bị. |
Khí nén Máy hút bụi |
||
- Sử dụng máy sấy, máy thổi nhiệt ở nhiệt độ 50-60 độ và sấy liên tục để nước bay hơi hết. (Trường hợp không xác định được nhiệt độ máy sấy thì khi sấy cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ vùng sấy) Nếu còn các vị trí có ngấm nước mà không tháo ra để sấy riêng được thì thời gian sấy tổng quan thiết bị phải tính bằng ngày mới đảm bảo thiết bị hết bị ngấm nước. |
Máy sấy Máy thổi nhiệt |
Chi Tiết | Dụng cụ | ||
- Sử dụng đồng hồ Mega-Ohm để đo cách điện giữa các pha, giữa pha với trung tính, giữa các pha với tiếp địa. --> Đảm bảo giá trị đo trong tiêu chuẩn 0,5M / 1Kv. |
|||
- Sử dụng thang đo điện trở để kiểm tra ngắn mạch giữa các nguồn, thiết bị + Kiểm tra đảm bảo không bị ngắn mạch giữa 2 cực L/N của nguồn điều khiển + Kiểm tra đảm bảo không bị ngắn mạch giữa 2 cực 24v / 0V của nguồn DC + Kiểm tra đảm báo không bị ngắn mạch giữa các chân của các thiết bị: đèn báo, bộ điều khiển, khối công suất, .... |
Khí nén
Máy hút bụi
|
Chi tiết | Dụng cụ | ||
B1: Tắt toàn bộ các Aptomat của tủ điện. |
|||
B2: Cấp nguồn tới Aptomat tổng của tủ điện, kiểm tra và đảm bảo nguồn cấp đủ tiêu chuẩn. |
Đồng hồ vạn năng | ||
B3: Bật Aptomat tổng và kiểm tra điện tới từng Aptomat nhánh. |
|||
B4: Kiểm tra lại dưới Aptomat nhánh không bị ngắn mạch thì thực hiện bật Aptomat nhánh. | Đồng hồ vạn năng | ||
B5: Bật các thiết bị còn lại và kiểm tra tình trạng chung của hệ thống. | Đồng hồ vạn năng |