- CO (certificate of origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. CO phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu, thành ra có nhiều loại CO (miễn thuế, ưu đãi thuế quan, có hạn ngạch,…). Do đó mục đích của CO là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về XNK của hai nước nhập và xuất khẩu (nói nôm na là không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng).
- CQ (certificate of quality): là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích của CQ là chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố kèm theo hàng hoá.
- Mục đích chính của chứng nhận CO/CQ là để xác nhận xuất xứ, chất lượng của hàng hóa theo hợp đồng mua bán. Điều này chứng minh được hàng hóa đó có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan hay không. Ngoài ra, CO giúp chứng minh hàng hóa đang thực hiện xuất nhập khẩu của hai quốc gia phù hợp với quy định của pháp luật đôi bên.
- Ưu đãi đặc biệt: Việc xác định được xuất xứ của hàng hóa giúp cho hải quan phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi theo thỏa thuận thương mại đã ký kết giữa các quốc gia. Ví dụ: nếu hàng từ các nước ASEAN, có CO form D, thì có thể được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt, nghĩa là thuế thấp hơn mức không có CO.
- Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Việc xác định được xuất xứ khiến cho việc chống phá giá và áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ giúp cho việc thống kê thương mại đối với một nước trở nên dễ dàng hơn trên cơ sở đó cơ quan thương mại sẽ duy trì hệ thống hạn ngạch.
- Ngoài ra: một số mặt hàng CO sẽ quyết định hàng từ nước đó có đủ tiêu chuẩn nhập vào Việt Nam hay không.
Hiểu được CO/CQ là gì từ đó bạn sẽ biết được vai trò của từng loại chứng từ. Theo đó CQ sẽ có những vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu như sau:
- CQ giúp chứng minh hàng hóa sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo hàng hóa đó. Hầu hết các cơ quan chứng nhận sản phẩm đều được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996.
- Chứng chỉ chất lượng CQ rất quan trọng cho cả nhà sản xuất và cả khách hàng của họ. Giúp xác nhận chất lượng của hàng hóa có đáp ứng thông số kỹ thuật như công bố hay không.
- Chứng từ CQ không bắt buộc phải có trong hồ sơ khai hải quan. (trừ một số mặt hàng quy định bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký)
Bộ công thương là cơ quan có thẩm quyền cấp CO và CQ tại Việt Nam. Bộ Công thương sẽ ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này như phòng thương mại, tổ chức thương mại hoặc cơ quan lãnh sự. Mỗi cơ quan được phép cấp một số loại C/O nhất định.
Ví dụ:
· Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam VCCI: Cấp CO form A, B…
· Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp CO form D, E, AK …
· Các Ban quản lý KCX - KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp CO form D, E, AK…
Chỉ nhà xuất khẩu hoặc người được ủy quyền mới được phép ký giấy chứng nhận xuất xứ CO hay mặt nhà xuất khẩu. Một tổ chức giao nhận vận tải hoặc nhà môi giới hải quan như PCS có thể nộp đơn và các tài liệu thay mặt cho khách hàng của mình. Đối với chứng từ CQ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ khoa học công nghệ sẽ có nhiệm vụ thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia, quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng. Tổ chức này sẽ cấp/gia hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký CQ tại Việt Nam.