Hệ thống quản lý sản xuất mes là gì

Tại các nước công nghiệp, hệ thống quản lý sản xuất MES rất quan trọng. Tại Việt Nam, khi các đơn vị nước ngoài như LG, SAMSUNG... đến xây dựng nhà máy, họ cũng phải mang MES vào. Vậy MES là gì ? Vai trò của MES là gì với các nhà máy công nghiệp. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
 

1. MES là gì ?

MES viết tắt cụm từ Manufacturing Execution System, tạm dịch là  hệ thống quản lý sản xuất, hệ thống thực thi sản xuất, hệ thống điều hành sản xuất. MES là giải pháp gồm có phần cứng và phần mềm nhằm kiểm soát mọi hoạt đông sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra.

Hệ thống quản lý sản xuất MES kiểm soát hoạt động sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra

2. Chức năng của hệ thống quản lý sản xuất MES là gì ?

8 chức năng tiêu chuẩn của hệ thống quản lý sản xuất MES gồm có: 
 
- Quản lý tiêu chuẩn sản phẩm: một sản phẩm cần có những thông số tiêu chuẩn để sau này có thể đánh giá sản phẩm đó có đạt tiêu chuẩn hay không . Ví dụ, sản xuất vôi cần phải nghiền đá trong bao lâu, tốc độ bao nhiêu vòng /phút, nung đến nhiệt độ nào. Hay với doanh nghiệp may mặc, sản xuất áo khoác cần phải lắp ráp bao nhiêu chi tiết vải, áo có bao nhiêu cúc, chiều dài tay áo, thân áo bao nhiêu...
 
- Quản lý nguồn lực sản xuất: 4 nguồn lực của sản xuất là máy móc, năng lượng (điện, than, dầu, khí nén, nước...), nguyên liệu và nhân công. Quản lý các nguồn lực nhằm xác định với các khoảng thời gian sản xuất, nhà máy có những máy móc nào có thể tham gia sản xuất, có đủ than, dầu để chạy máy không, nguyên liệu sản xuất trong kho còn bao nhiêu và số lượng nhân công sẵn sàng tham gia sản xuất.
 

Chức năng hệ thống quản lý sản xuất mes

 
- Lập kế hoạch: Lập kế hoạch căn cứ trên số lượng đơn đặt hàng của khách hàng hoặc đánh giá nhu cầu thị trường từ nhà máy. Lập kế hoạch để xác định cần bao nhiêu máy móc sản xuất, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu nguyên vật liệu. Với yêu cầu sản xuất từ khách hàng, cần xác định đơn hàng nào sản xuất trước, đơn hàng nào chưa gấp sản xuất sau. 
 
- Phân bổ kế hoạch: Từ kết quả lập kế hoạch và quản lý nguồn lực sản xuất, nhà máy giao nhiệm vụ cụ thể cho các phân xưởng sản xuất, thông báo công việc cho các ca kíp. 
 
Ví dụ, từ tháng 6, tháng 7, nhu cầu sử dụng các sản phẩm giải nhiệt tăng cao như quần áo ngắn tay, kem hay quạt, điều hòa. Tuy nhiên, vào tháng 4 có liên tục những ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, ngày Giải phòng miền Nam và Quốc tế lao động. Trước đó, vào tháng 2, là Tết Nguyên đán nên thời gian nghỉ lễ kéo dài. Khi đó số lượng nhân công tham gia sản xuất sụt giảm, phía nhà máy cần có sự sắp xếp công việc để có thể hoàn thành số lượng sản phẩm cần đưa ra thị trường. 
 
Việc phân bổ nguồn lực không chỉ tạo ra sự chủ động trong sản xuất mà còn phòng tránh rủi ro không hoàn thành kế hoạch khi có những thay đổi bất lợi (nguyên liệu về chậm, thiết bị hỏng bất thường,...).
 
- Theo dõi sản xuất: Quá trình sản xuất được diễn ra tại các máy móc trực tiếp làm ra sản phẩm. Tuy nhiên, các thông số về quá trình sản xuất như số lượng sản phẩm đã hoàn thành, số lượng sản phẩm lỗi hỏng, thời gian dừng/chạy máy, các thông số chi tiết hơn như nhiệt độ, áp suất, độ rung, độ ồn của máy, chiều dài, cân nặng sản phẩm sẽ liên tục được cập nhật về phần mềm của hệ thống quản lý sản xuất để tỏ theo dõi trung tâm. 
Nếu không có chức năng này, phía nhà máy vẫn cần phải ghi chép số liệu bằng tay, dẫn đến số liệu chậm, không liên tục, đôi khi là không chính xác. Ngoài ra, nhà máy cũng tiết kiệm được nhân công để ghi chép và tổng hợp số liệu.
 
- Báo cáo kết quả sản xuất:  Báo cáo sản xuất cung cấp bức tranh tổng quan về hoạt động sản xuất dưới dạng bảng số liệu hoặc biểu đồ, đồ thị. Căn cứ trên báo cáo, nhà máy có sự đánh giá về kết quả hoạt động trong khoảng thời gian trước đó. Báo cáo sản xuất đáng tin cậy là cơ sở để phân tích kết quả hoạt động sản xuất.
 
- Phân tích kết quả sản xuất: Báo cáo sản xuất chứa thông tin về việc tận dụng tài nguyên (ví dụ: tận dụng thiết bị ), đánh giá về hiệu quả sản xuất, và các biến sản xuất. Thông tin này được sử dụng để tối ưu hóa sản xuất và tài nguyên. Phân tích kết quả sản xuất là một quá trình liên tục nhằm tìm ra và  khai thác những tồn tại, hạn chế của hoạt động sản xuất hiện tại. Ở một môi trường thường xuyên thay đổi, hoạt động phân tích sản xuất cần tiến hành lại để tăng hiệu quả sản xuất.
 
- Quản lý lịch sử sản xuất: chức năng này có thể hiểu đơn giản là khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Như đã trình bày trong phần chức năng theo dõi sản xuất và báo cáo sản xuất, các thông tin về quá trình sản xuất đã được hệ thống lưu trữ lại. Khi một lô hàng được đưa ra thị trường, đến tay người sử dụng, nếu sản phẩm đó có lỗi gì, người ta có thể xem lại lịch sử sản xuất lô hàng đó để tìm ra nguyên nhân. Ví dụ, một túi kẹo bị phát hiện có nhiễm kim loại, người ta cần xem lô kẹo được sản xuất vào thời điểm nào, có những máy móc nào tham gia sản xuất, nguồn nước hôm đó được lấy từ đâu, có những nhân công nào tham gia sản xuất, máy kiểm tra hàm lượng kim loại hôm đó có được sử dụng không...
 

3. Giá trị gia tăng hệ thống quản lý sản xuất MES là gì ?

 
giá trị hệ thống quản lý sản xuất mes mang lại

Lợi ích hệ thống quản lý sản xuất MES mang lại cho nhà máy

- Giảm chi phí quản lý và chi phí trong sản xuất của doanh nghiệp
- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, tối đa hóa năng suất của máy móc, người lao động nhờ sự liên kết giữa các bộ phận và quy trình sản xuất với các luồng thông tin, số liệu luân chuyển liên tục thông qua việc sử dụng hệ thống.
- Giảm bớt nhân sự tham gia quá trình quản lý và tiết kiệm chi phí quản lý
- Tích hợp nhiều hệ thống quản lý : quản lý tồn, quản lý thành phẩm, quản lý phế, quản lý nhiên liệu và tiết kiệm chi phí đầu tư phần mềm.
- Tích hợp nhiều phần mềm riêng lẻ: phần mềm quản lý kho vật tư, phần mềm bảo trì thiết bị, phần mềm giám sát thiết bị...
- Quản trị thông tin hiệu quả, tăng doanh thu và lợi nhuận
- Cảnh báo sớm rủi ro, hạn chế trong hoạt động sản xuất: tồn kho, tuổi thọ máy, sự cố…
- Báo cáo mang tính trung thực, khách quan, chính xác, bao quát, cập nhật theo thời điểm.
 
 
 
Hi vọng qua bài viết này bạn đọc đã nắm được hệ thống quản lý sản xuất MES là gì. Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về hệ thống quản lý sản xuất MES, hệ thống cảnh báo sản xuất andon, phần mềm giám sát máy sản xuất, giải pháp quản lý sản phẩm bằng barcode, rộng hơn là các giải pháp về quản lý nhà máy công nghiệp bằng công nghệ thông tin, vui lòng liên hệ công ty Bảo An để được tư vấn chi tiết và cụ thể nhất. 
 
Bài viết bạn nên xem:
 3.545      31/05/2019

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Địa chỉ: Số 3A Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng 1: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng 2: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 2253 79 78 79, Hotline: (+84) 989 465 256
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 619 -  Đã truy cập: 88.305.500
Chat hỗ trợ