Lưu ý khi lắp đặt cảm biến áp suất

1.Cảm biến áp suất là gì?

Cảm biến áp suất là thiết bị điện tử chuyển đổi tín hiệu áp suất sang tín hiệu điện, thường được dùng để đo áp suất hoặc các ứng dụng có liên quan đến áp suất.

Trong thực tế cảm biến áp suất được ứng dụng rất rộng dãi trong nhiều nghành công nghiệp như Đo áp suất nước, Đo áp suất khí nén, Dùng để đo áp suất thuỷ lực, Dùng đo áp suất gas, Đo áp suất các chất lỏng khác…

Cũng giống như bất kỳ một loại thiết bị cảm biến dùng trong công nghiệp nào, cảm biến áp suất là một thiết bị được sử dụng khá nhiều trong các ứng dụng công nghiệp tự động hóa.Có thể nói, bất kỳ một ứng dụng nào trong nhà máy cũng đều liên quan đến cảm biến đo áp suất.
Sau đây là một số lưu ý khi dùng cảm biến áp suất trong công nghiệp để thiết bị chúng ta mua về  và lắp đặt có thời gian sử dụng cao nhất cùng với độ chính xác cao nhất:

2. Lưu ý khi mua cảm biến áp suất

2.1.Dải đo cảm biến áp suất

Đây là yếu tố tiên quyết và rất quan trọng đối với việc lựa chọn cảm biến áp suất. Vì nếu chúng ta chọn đúng dải đo áp suất thì độ chính xác sẽ cao hơn. Ví dụ ta cần đo áp suất trong đường ống có áp suất là từ 0 đến 5bar, thì ta chỉ nên chọn cảm biến áp suất có dải đo gần nhất với dải đo cần đo, nghĩa là 0 đến 6 bar hoặc 0-10bar là tốt nhất. Vì nếu chọn dải đo càng lớn, độ sai số sẽ càng cao.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với một số ứng dụng đo áp suất trong các ứng dụng đo áp suất khí, áp suất quạt trong lò hơi, áp suất trong các phòng sạch với áp suất cực kỳ nhỏ, chỉ vài Pascal hoặc kPa. Việc lựa chọn dải đo đối với những môi trường này là phải cực kỳ chính xác.

-Chúng ta có thể đo áp suất nước với dải đo thông thường là dưới 25bar và nhiệt độ bằng với nhiệt độ môi trường, đây là một môi trường khá dễ tính và thân thiện.

-Và đo áp suất trong các máy nén thủy lực với áp suất cao; trung bình là trên 100bar. Đây cũng là một môi trường khá dễ tính, ta chỉ cần lưu ý nhiều đến dải đo áp suất để tránh việc quá áp dẫn đến hư hỏng.

-Đo áp suất trong các lò hơi với đặc điểm là nhiệt độ cao, có thể lên đến 200 độ C. Đây là một môi trường khá khó tính, việc đo áp suất trong môi trường này cần lưu ý nhiều nhất là vấn đề nhiệt độ.

-Hoặc đo áp suất chân không với dải đo là từ -1bar đến 0bar.

2.2.Ren kết nối của cảm biến áp suất

Thông thường, cảm biến áp suất sẽ có các chuẩn kết nối là G1/4”, G1/2” hoặc NPT 1/2, NPT 1/4. Tuy nhiên đối với một số môi trường đặc biệt như là môi trường thực phẩm, ta bắt buộc phải dùng loại kết nối clamp bởi vì đây là tiêu chuẩn bắt buộc khi sử dụng trong môi trường thực phẩm.

Ren chuẩn cảm biến áp suất

Ren chuẩn của cảm biến áp suất

2.3.Nhiệt độ mội trường làm việc

Các loại cảm biến áp suất hiện nay trên thị trường đều có nhiệt độ môi trường làm việc tầm khoảng 85 độ C trở lại. Vì thế khi lựa chọn cảm biến áp suất; nếu môi trường cần đo có nhiệt độ cao hơn; ta phải dùng thêm các loại phụ kiện để giảm nhiệt độ cho cảm biến; như ống siphon hoặc các loại cooling giảm nhiệt.

 
Ống siphon giảm nhiệt cho cảm biến áp suất

Ống siphon giảm nhiệt cho cảm biến áp suất

3.Các lưu ý khi lắp đặt cảm biến áp suất

3.1. Ren kết nối

Khi mua cảm biến áp suất ta phải dùng loại thiết bị có chân ren kết nối phù hợp với ren kết nối của vị trí lắp đặt. Tuy nhiên, trong trường hợp ta cần dùng gấp mà lại không có chuẩn kết nối chúng ta cần; thì ta phải dùng thêm bộ chuyển ren, thiết bị này được bán khá nhiều trên thị trường.

3.2.Môi trường hoạt động của cảm biến

Khi dùng cảm biến đo áp suất thì môi trường lắp khá quan trọng. Nếu dùng cho nước thông thường thì chỉ cần loại cảm biến có màng ceramic và vật liệu 316L. Nếu dùng cho axit hoặc các chất dễ ăn mòn; ta phải dùng vật liệu màng Hastelloy C hoặc màng bọc PTFE.

Ngoài ra, đối với một số môi trường đặc biệt như là thực phẩm; ta phải dùng loại cảm biến áp suất màng.

Nếu dùng trong xăng dầu chất dễ cháy; phải cần thêm chứng chỉ chống cháy nổ cho cảm biến; phải dùng được trong Zone 0.

Các dải đo áp suất thông thường

Dải đo thông thường của cảm biến áp suất

3.3.Kết nối điện

Thông thường, cảm biến áp suất sẽ có 1 chân dương (+) và 1 chân âm (-); chúng ta cần xác định rõ vị trí chân dương và chân âm để kết nối nguồn chính xác cho thiết bị.
Sơ đồ kết nối điện của cảm biến áp suất

Sơ đồ kết nối điện của cảm biến áp suất

 

3.4.Sử dụng van chặn hoặc van khoá trước khi lắp cảm biến

Các nhà máy và đều thấy rằng các cảm biến áp suất được lắp trực tiếp trên đường ống mà không có các van chặn trước khi vào cảm biến. Điều này thật nguy hiểm cho người vận hành và cả những kỹ thuật bảo trì khi tháo lắp kiểm tra hoặc thay thế cảm biến áp suất mới.

- Trước khi lắp đặt van cần phải khoá van để ngăn không cho áp suất nước – khí nén thoát ra ngoài. Nếu áp suất thoát ra ngoài sẽ gây nguy hiểm cho người vận hành cũng như làm ảnh hưởng tới độ kín của cảm biến.

- Tháo phần kết nối điện của cảm biến ra

- Sử dụng khoá phù hợp với kích thước bu long cảm biến và siết chặt

- Sau đó lắp phần kết nối điện vào

- Từ từ mở van khoá cho áp suất vào cảm biến

Quá trình lắp đặt trên được xem là tiêu chuẩn khi lắp đặt một cảm biến áp suất. Chúng ta cần thực hiện theo thứ tự các bước để đảm bảo an toàn và sử dụng cảm biến hiệu quả.

Sử dụng van chặn lắp cảm biến áp suất

Sử dụng van chặn lắp cảm biến áp suất

3.5.Sử dụng van chặn hoặc van khoá trước khi lắp cảm biến

Một thói quen rất hay mắc phải khi lắp cảm biến là dùng tay để lắp cảm biến. Dù có vặn chắc tay đi nữa thì vặn cảm biến bằng tay cũng không thể bằng cơ lê. Cách làm đúng :

- Sử dụng tay để gá cảm biến áp suất các bước ren ban đầu.

- Sau đó dùng cơ lê để vặn đến khi nào thật chặt – không thể siết được nữa.

- Lưu ý không được siết quá chặt vượt quá các giới hạn của bước ren làm hư cảm biến hoặc đầu ren kết nối.

Việc kết nối cơ khí đúng cách không chỉ làm tăng tính an toàn, mà còn giúp cảm biến đo chính xác. Tất cả thao tác cần được thực hiện cẩn thận.

Sử dụng tay để vặn cảm biến

 Sử dụng tay để vặn cảm biến

(Nguồn thông tin tham khảo internet)
 
 
Nếu bạn có nhu cầu về hệ thống tự động hóa, hãy liên hệ với chúng tôi. Với phương châm làm việc chuyên nghiệp, tận tâm Bảo An Automation luôn cam kết mang tới cho khách hàng sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hợp lý và thời gian cấp hàng nhanh.
 
 2.722      19/09/2020

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Địa chỉ: Số 3A Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng 1: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng 2: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 2253 79 78 79, Hotline: (+84) 989 465 256
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 9 -  Đã truy cập: 112.348.940
Chat hỗ trợ