Ứng dụng của cảm biến quang trong các ngành công nghiệp

Cảm biến quang (Photoelectric Sensor) được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các nhà máy Công nghiệp để phát hiện từ xa vật thể, đo lường khoảng cách hoặc tốc độ di chuyển của đối tượng,... Đặc biệt tại một số vị trị trong dây truyền, cảm biến quang là một lựa chọn không thể thay thế. Vậy cảm biến quang là gì? Tại sao lại sử dụng cảm biến quang? Bài viết này, chúng tôi sẽ cùng các bạn đi tìm câu trả lời.
 
Ứng dụng cảm biến quang trong dây chuyền chế tạo ô tô

Ứng dụng cảm biến quang trong dây chuyền chế tạo ô tô

1. Cảm biến quang là gì?

Cảm biến quang điện (Photoelectric Sensor) nói một cách nôm na, thực chất chúng là do các linh kiện quang điện tạo thành. Khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào bề mặt của cảm biến quang, chúng sẽ thay đổi tính chất. Tín hiệu quang được biến đổi thành tín hiệu điện nhờ hiện tượng phát xạ điện tử ở cực catot (Cathode) khi có một lượng ánh sáng chiếu vào. Từ đó cảm biến sẽ đưa ra đầu ra để tác động theo yêu cầu công nghệ.

Thông thường, cảm biến quang được chia làm 3 loại:

-Cảm biến quang thu phát (Through-beam sensor)

-Cảm biến quang phản xạ gương (Retro – reflection sensor)

-Cảm biến quang khuếch tán (Diffuse reflection sensor)

 
Cảm biến quang dòng E3Z của hãng Omron(Nhật)

Cảm biến quang dòng E3Z của hãng Omron(Nhật)

2. Ứng dụng của cảm biến quang.

Ứng dụng chủ yếu của cảm biến quang là dùng để phát hiện nhiều dạng vật thể khác nhau, phát hiện đo lường khoảng cách hay phát hiện tốc độ của đối tượng,…ví dụ: phát hiện một chai nhựa trên băng chuyền hoặc kiểm tra xem tay robot đã gắp linh kiện ô tô để lắp đặt hay chưa?

Cảm biến quang đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp tự động hóa. Nếu không có cảm biến quang thì khó mà có được tự động hóa, giống như làm việc mà không nhìn được vậy.

 
 

Ứng dụng của cảm biến quang

 

3. Ưu điểm của việc sử dụng cảm biến quang.

- Phát hiện vật thể nhưng không cần tiếp xúc với vật thể đó (Phát hiện từ xa)

- Phát hiện được từ khoảng cách xa

- Ít bị hao mòn, có tuổi thọ và độ chính xác, tính ổn định cao

- Phát hiện nhiều vật thể khác nhau

- Thời gian đáp ứng nhanh, có thể điều chỉnh độ nhạy theo ứng dụng.

4. Các loại cảm biến quang thường dùng như:

- Cảm biến quang Omron: E3F3, E3X, E3Z, E3Z-L, E3Z-G, E3X-DA-S, E3JK , E3JM,..

- Cảm biến quang Hanyoung: PS, PY, PZ1, PL-D, PE, PW, PN, PTX,...

- Cảm biến quang Autonics

- Cảm biến quang Sick

- Cảm biến quang IFM

- Cảm biến quang Keyence

- Cảm biến quang  Yamatake

- Cảm biến quang Sunx

- Cảm biến quang Carlo Gavazzi

 
Nếu bạn muốn tìm hiểu về Cảm biến quang, hãy liên hệ với chúng tôi. Với phương châm làm việc chuyên nghiệp, tận tâm Bảo An Automation luôn cam kết mang tới cho khách hàng sản phẩm với chất lượng tốt nhất, giá thành hợp lý và đảm bảo giao hàng đúng tiến độ.
 36.559      12/05/2022

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0989 465 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 8 -  Đã truy cập: 121.436.074
Chat hỗ trợ