​ ​Tiêu chuẩn phòng nổ (Phần 3) - Phân loại thiết bị điện / điện tử (Equipment group) dựa vào nơi sử dụng ​

 
 Tiêu chuẩn phòng nổ (Phần 3) - Phân loại thiết bị điện / điện tử (Equipment group) dựa vào nơi sử dụng
 
 1. Phân loại thiết bị điện/điện tử (Equipment group) dựa vào nơi sử dụng

Có 2 loại nơi sử dụng:

 

2. Kiểu bảo vệ:

Các ký hiệu trong môi trường G (Gas):

 * Ex d (Bảo vệ chống lửa)

     Các phần tử phát sinh tia lửa được chứa trong 1 hộp có khả năng không cho tia lửa này phát sinh ra ngoài hộp cho dù có sự nổ xảy ra bên trong hộp.

 * Ex p (Bảo vệ theo kiểu tạo áp suất trong hộp)

     Áp suất dương tĩnh được duy trì trong hộp để ngăn chặn sự thâm nhập của khí gây cháy vào bên trong hộp. Yếu tố cần thiết của phương pháp này là hệ thống theo dõi liên tục để bảo đảm sự tin cậy của chúng và xả khí mỗi khi mở hộp bảo trì.

     + px: sử dụng trong phạm vi  Zone 1 đến khu vực bình thường (non-incendive)

     + py: sử dụng trong Zone 1 và Zone 2

     + pz: sử dụng trong phạm vi  Zone 2 và khu vực bình thường (non - incendive)

 * Ex q (Bảo vệ theo kiểu lấp đầy 1 hợp chất vào hộp)

     Kỹ thuât này đòi hỏi các phần tử phát sinh tia lửa đặt trong 1 hộp chứa đầy bởi hạt thạch anh hoặc thủy tinh. Những hạt này sẽ bít kín hộp làm hơi nóng giữ lại không thóat được ra ngòai. Phương pháp nàyđược phát triển để bảo vệ bộ pin công suất lớn và thường được sử dụng trong các thiết bị có cấp bảo vệ Ex e.

 * Ex o (Bảo vệ ngâm trong dầu)

     Đây là kỹ thuật được sử dụng cho các thiết bị được ngâm trong dầu. Dầu đóng vai trò chất xúc tác.

 * Ex e (Bảo vệ gia tăng độ an toàn)

     Các thành phần trong phương pháp này được thiết kế để làm giảm sự phát sinh ra tia lửa và giảm sự hỏng hóc có thể phát sinh ra tia lửa. Phương pháp này được thực hiện bằng cách giảm nhiệt độ của thiết bị, đảm bảo tiếp xúc điện tốt, gia tăng độ cách điện và giảm khả năng thâm nhập của bụi và hơi ẩm.

 * Ex i (Bảo vệ an toàn từ bên trong)

     Các thông số mạch điện được điều khiển để giảm năng lượng phát sinh tia lửa dưới mức có thể đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu.

     + ia: đảm bảo thiết bị không gây ra cháy nổ khi có sự cố của  một hoặc hai thành phần lỗi xảy ra. Phù hợp sử dụng trong Zone 0.

     + ib: đảm bảo thiết bị không gây ra cháy nổ khi có sự cố của  một thành phần lỗi xảy ra. Được sử dụng trong Zone 1 hoặc Zone 2.

     + ic: sử dụng duy nhất trong Zone 2. Đảm bảo trong điều kiện hoạt động bình  thường không gây cháy nổ.

Lưu ý: phương pháp này không bảo vệ hoàn toàn đối với kết nối hoặc vật dẫn điện hoạt động quá nhiệt

 * Ex n (Bảo vệ phát sinh tia lửa)

     Trong phương pháp này, các điểm nối phải đảm bảo độ tin cậy tuy nhiên không yêu cầu cao như Ex e. Ở những nơi bề mặt bên trong nóng hơn cấp nhiệt độ yêu cầu thì chúng cần được bao bọc chặt chẽ để ngăn chặn sự thâm nhập của khí gây cháy. Đây là kỹ thuật ngăn sự thoát hơi. Khái niệm “Không đánh lửa” cũng yêu cầu cấp bảo vệ thâm nhập IP65 hoặc cao hơn được thiết kế. Có các loại Ex n như sau:

     + nA: bảo vệ theo kiểu thiết bị không phát sinh tia lửa

     + nR: bảo vệ ngăn sự thoát hơi ra bên ngoài.

     + nC: bảo vệ theo kiểu thiết bị có khả năng tạo ra tia lửa nhưng tiếp điểm phát sinh tia lửa được bao bọc kín để không thoát tia lửa ra ngoài.

     + nL: bảo vệ theo kiểu giới hạn năng lượng.

     + nZ: bảo vệ theo kiểu tạo áp suất trong hộp.

* Ex m (Bảo vệ bao bọc bên trong)

     Những thành phần có khả năng tạo tia lửa được bao bọc bởi chất dẻo nhân tạo và nhiệt độ bề mặt được điều khiển thấp hơn yêu cầu. Sự quá nhiệt hoặc sự phá hủy các thành phần này được ước định và đề phòng để tối thiểu hóa ảnh hưởng đến sự bảo vệ.

     + ma: sử dụng trong Zone 0, Zone 1 và cả Zone 2

     + mb: sử dụng trong Zone 1 và Zone 2

 

Các ký hiệu trong môi trường D (Dust):

* tD Xxx  IPxx Txx :

 
 
 
 

* pD xx  IPxx  Txx :

 
 
 
 

* ixxx  Txx

 
 
 
* mD xx Txx 
 
  
 
 
 3. Nhóm khí ( Explosion group )

- Nhóm I: tất cả các loại khí dưới mỏ bao gồm cả bụi than và khí methane.

- Nhóm II: những khí khác trên mặt đất. Nhóm này được chia thành 3 nhóm: nhóm IIA (Propane), nhóm IIB (Ethylene) và nhóm IIC (Hydro và Acetylene).

     * Các thiết bị dùng cho nhóm khí IIC có thể dùng được cho các nhóm khí như IIA, IIB hoặc IIC.

     * Các thiết bị dùng cho nhóm khí IIA không thể dùng được cho các nhóm khí IIB hoặc IIC.

     * Các thiết bị dùng cho nhóm khí IIB có thể dùng được cho các nhóm khí IIA hoặc IIB. 

 4.  Phân lớp nhiệt độ ( Temperature class)

     Các loại khí cũng được phân thành các nhóm có nhiệt độ cháy khác nhau và được gọi là nhiệt độ cháy của khí. Do đó, các thiết bị phải có nhiệt độ bề mặt thấp hơn nhiệt độ cháy của khí thì mới có thể hoạt động được trong môi trường có sự hiện diện của loại khí đó. Vì vậy khái niệm cấp nhiệt độ được sử dụng để chỉ nhiệt độ bề mặt tối đa mà các thiết bị phát ra khi hoạt động và được chia thành các cấp sau:

 
 
 Nguồn Internet.
 
 
 
 
 
 
 15.757      01/08/2017

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: đường Bến Thóc, phường An Đồng, quận An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: đường Bến Thóc, phường An Đồng, quận An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0989 465 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 10 -  Đã truy cập: 129.443.080
Chat hỗ trợ