Cảm biến radar là gì? Ưu nhược điểm và Ứng dụng của cảm biến radar

1. Cảm biến radar là gì ?

Cảm biến radar là cảm biến (hay còn gọi là cảm biến vi sóng) hoạt động dựa trên hiệu ứng doppler, tần số 5.8 Ghz dưới 10m sẽ nhận tín hiệu khi người chuyển động qua và sẽ cho tín hiệu phản hồi lại.
Cảm biến radar là gì?

Hình ảnh: Cảm biến Rada

Cảm biến radar sử dụng tần số sóng mang rất cao, điều này cho phép tạo ra một chùm tia rất hẹp. Vì thế chúng có thể phát hiện ngay cả các vật thể nhỏ, không có sự can thiệp từ các vật thể lân cận trong khoảng cách lớn. Đem đến cho chúng ta một kết quả đo cực kỳ chính xác.

2. Nguyên lý hoạt động cảm biến radar

Đối với cảm biến radar không tiếp xúc thì ta chỉ việc cấp 1 nguồn 24V cho thiết bị đo mức radar. Lập tức thiết bị sẽ phát một tia sóng vô hình mà chúng ta không hề nhìn thấy. Mà chỉ nghe tiếng sóng tách tách va vào chất lỏng. Chất lỏng dâng tới đâu thì cảm biến chuyển đổi khoảng cách giữa cảm biến và chất lỏng thành tín hiệu dòng hoặc áp tăng lên đến đó.
 
Nguyên lý hoạt động radar

Nguyên lý hoạt động cảm biến radar

3. Cảm biến Radar có mấy loại?

Đối với phương pháp đo mức liên tục bằng Radar là một tròng nhất phương pháp đo hiệu quả nhất với độ chính xác cao. Cảm biến Radar có 2 loại: cảm biến đo mức Radar không tiếp xúc và tiếp xúc. Chúng ta cùng tìm hiểu về từng loại nào.

3.1 Cảm biến đo mức Radar không tiếp xúc

Cảm biến đo mức Radar không tiếp xúc
Cảm biến đo mức Radar không tiếp xúc
Ưu điểm:
Radar không tiếp xúc cho phép đo trực tiếp từ trên xuống khi nó đo khoảng cách đến bề mặt. Nó có thể đo được chất lỏng, bùn và một số chất rắn mà không cần tiếp xúc.
Độ chính xác của các phép do Radar không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong áp suất, nhiệt độ, độ nhớt, bọt và bụi.
Có thể bảo trì dễ dàng, có thể cách ly khỏi quá trình (process) bằng màng bảo vệ PTFE seal hoặc van.
Dùng được trong môi trường bẩn hay các ứng dụng ăn mòn và độc hại, hydrocacbon.
Có nhiều đơn vị đo khác nhau: m, mm, cm, inch, %, Ft, mA.
Cho biết sóng tín hiệu bên trong silo.
Có thể lắp đặt ở không gian hẹp, trong khi cảm biến Radar tiếp xúc thì không được.
Độ bền cao hơn so với cảm biến Radar dạng tiếp xúc.
Nhược điểm:
Cần phải lắp đặt tốt, cần có khoảng không gian phía trước cảm biến không bị cản trở, không bị hạn chế bởi ông lắp đặt.
Các vật cản trong bồn như: đường ống, máy khuấy và thanh tăng cường có thể gây ra tín hiệu phản hồi sai.
Phép đo của cảm biến radar có thể bị ảnh hưởng bởi bọt. Radar sẽ có xu hướng không phản xạ với môi trường giao động mạnh hoặc có bọt nhẹ và thoáng. Bởi vì nó hiểu rằng bọt chính là mức chất lỏng.
Sóng Radar không tiếp xúc bị ảnh hưởng bởi bề mặt chất lỏng, nếu chất lỏng dao động thì sóng tín hiệu đưa về không chính xác do bề mặt sóng âm bị phân tán.

3.2 Cảm biến đo mức Radar tiếp xúc

Cảm biến đo mức Radar tiếp xúc

Cảm biến đo mức Radar tiếp xúc

- Ưu điểm:
+ Có phép đo với độ chính xác gần như tuyệt đối.
+ Thời gian đáp ứng nhanh.
+ Không phụ thuộc vào môi chất cần đo.
+ Có thể sử dụng được ở tất cả các môi trường.
+ Có độ chính xác cao hơn so với loại Radar không tiếp xúc.
- Nhược điểm:
+ Phải lắp đặt ngay trên bồn chứa hoặc dọc theo thành tank chứa để đo được chính xác nhất. Trong trường hợp không cho lắp trực tiếp thì phải lắp từ trên xuống và không cho tiếp xúc với chất lỏng.
+ Do đo dạng tiếp xúc nên không dùng được trong môi trường ăn mòn.
+ Kích thước lớn nên thường gặp khó khăn trong lắp đặt và vận chuyển hơn so với radar không tiếp xúc.
+ Không thay đổi được dãy đo.

4. Ưu nhược điểm cảm biến Radar

4.1 Ưu điểm cảm biến Radar

- Không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của môi trường.
- Không bị ảnh hưởng bởi vật cản.
- Tầm suất hoạt động rộng (hoạt động tốt trong bán 6-8m).
- Không giới hạn góc quét.
- Không có điểm chết.

4.2 Nhược điểm cảm biến Radar

Tất cả các cảm biến đều có ưu và nhược điểm riêng của từng loại. Chỉ là loại này hơn loại kia ở một vài điểm mà thôi. Tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng mà họ lựa chọn loại cảm biến phù hợp nhất.
- Còn khá ít người biết đến cảm biến Radar.
- Có điểm chết không thể đo được là điểm cận trên và cận dưới.
- Giá thành khá cao so với cảm biến siêu âm.

5. Ứng dụng của cảm biến radar

Ưu điểm đặc biệt là các phụ kiện quy trình nhỏ cho tàu nhỏ hoặc không gian chật hẹp. Việc tập trung tín hiệu rất tốt cho phép sử dụng trong các silo lớn hoặc tàu có nhiều cài đặt bên trong.
- Cảm biến radar để đo khối lượng chất rắn không tiếp xúc: từ mịn đến thô, từ bụi bẩn đến bụi ngay cả trong môi trường bụi bặm.
Cảm biến radar ghi điểm lớn với phạm vi đo rộng và độ chính xác trong các ứng dụng lớn hoặc nhỏ: trong hầm, container, silo. Ngay cả cài đặt nội bộ không có ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Cảm biến radar không tiếp xúc là lý tưởng để sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như vật liệu xây dựng, đá, cốt liệu và xi măng. Cũng như để sử dụng trong ngành hóa chất, trong quản lý nước thải và tái chế.
 
Ứng dụng của cảm biến radar
 
 
 Ứng dụng của cảm biến radar

Hình ảnh: Ứng dụng của cảm biến radar

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà chúng ta chọn loại cảm biến phù hợp nhất. Hy vọng bài viết này giúp các bạn hiểu thêm về Cảm biến radar là gì? Ưu nhược điểm và Ứng dụng của cảm biến radar!
 
Hãy đến với Bảo An, chúng tôi luôn sẵn sàng mang đến cho khách hàng:
- Trải nhiệm và cảm nhân về dịch vụ hoàn hảo.
- Chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
- Liên hệ để được hỗ trợ chi tiết: 0936. 985.256

 
 12.557      31/08/2020
Trao đổi nội dung về bài viết

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Địa chỉ: Số 3A Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng 1: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng 2: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 2253 79 78 79, Hotline: (+84) 936 985 256
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 7 -  Đã truy cập: 86.034.188
Chat hỗ trợ