Nguyên lý của việc đo mức bằng cảm biến áp suất là dựa trên áp lực của cột nước tác động lên cảm biến áp suất. Sau đó dựa vào công thức để tính ra chiều cao của mức nước tương ứng với áp lực đo được trên cảm biến.
Những tín hiệu này thường có dạng 4-20 ma và truyền về hệ thống điều khiển đóng ngắt bơm hoặc là van đóng mở nước vào ra bồn.
Ngoài ra, còn có một loại nữa là cảm biến áp suất thuỷ tĩnh. Chúng thường dùng để đo mức nước cho các hồ, giếng khoang hay đập nước,… chúng được thả trực tiếp xuống đáy của khu vực đo. Sau đó tính toán ra mức nước dựa trên áp lực tác động lên cảm biến. Loại này có nhược điểm là chiều dài dây phụ thuộc vào độ sâu của khu vực đo. Ví dụ đập sâu 10m thì chiều dài dây phải hơn 10m trở lên.
Trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến chuyên dụng dùng để đo mức nước như:
- Cảm biến đo mức điện cực
- Cảm biến điện dung đo mức nước
- Đo mức bằng cảm biến siêu âm
- Cảm biến đo mức nước bằng radar,…
Vậy tại sao lại còn dùng cảm biến áp suất đo mức nước?
Câu trả lời là:
Vì bồn chứa nước, hay nói đúng hơn là cột chứa nước thường rất cao và là dạng bồn kín. Vì thế những thiết bị như siêu âm hay radar dùng không khả thi (phù hợp kênh hở, không áp suất và nhiệt độ cao) hoặc chi phí đầu tư quá đắt đỏ.
Dùng cảm biến áp suất là theo nguyên lý chuyển đổi áp suất nước, chính là xuất phát từ công thức tính:
1 bar = 10.21 mét nước
Tuy rằng kết quả đem đến có độ chính xác không cao. Nhưng vẫn nằm trong sai số cho phép của hệ thống.
- Biết được chiều cao của cột nước hay bồn nước cần đo mức
- Chọn cảm biến áp suất với thang đo phù hợp
- Chọn vị trí thi công lắp đặt
- Tiến hành test mức nước và cho hệ thống hoạt động.
- Trong nhà máy nước, ở các cột nước tạo áp lực cho hệ thống đường ống.
- Trong các nhà máy bia, ở các cột ủ men bia,…
- Trong các nhà máy sản xuất dệt nhuộm và may mặc…