BU LÔNG: chỉ dùng được khi đã có 1 lỗ được taro ren sẵn, cách nhận diện bu lông là phần đuôi thường phẳng (không nhọn), bước ren dày.
VÍT: dùng để khoan lên các vật chưa có lỗ ren sẵn, đuôi vít phải nhọn hoặc dạng đuôi cá và bước ren thưa
Ốc: chính là đai ốc hay thường gọi là ê cu
BU LÔNG: có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, để phân biệt các loại bu lông thường dựa vào phần đầu bu lông
- Vật liệu làm bu lông gồm có: thép đen black oxit (BO), thép mạ kẽm (WZ), inox (201), inox (304),... ngoài ra một số loại bu lông có lớp mạ đặc biệt dùng cho các nhu cầu khác nhau
- Cấp bền: thể hiện độ cứng của bu lông, thường có các tiêu chuẩn cấp bền như 4.8, 8.8, 10.9, 12.9...cấp bền càng cao, bu lông càng cứng
- Kích thước bu lông có 2 thông số chính:
- Cỡ M : thể hiện phần đường kính thân của bu lông, thường theo tiêu chuẩn chung gồm có M2, M3, M4, M5, M6, M8, M10, M12, M14, M16, M18, M20, M22, M24,…
- Chiều dài : thể hiện chiều dài của thân bu lông (không tính phần đầu)