Van bướm là van được sử dụng để điều tiết (hoặc dùng để đóng, mở đường ống) dòng chảy trong đường kính ống có kích thước lớn bằng cách cánh bướm xoay theo các góc độ khác nhau.
Việc vận hành van bướm khá dễ dàng, khi chúng ta tác động lên tay gạt, tay quay hoặc vô lăng thì sẽ tác động lên trục của van bướm làm cánh bướm sẽ xoay theo các góc mở khác nhau khi đó dòng tiết lưu chảy qua ống sẽ có lưu lượng khác nhau. Thông thường trạng thái đóng hoàn toàn thì góc mở bằng 0 độ, còn khi van mở hoàn toàn thì cánh xoay một góc 90 độ so với trục chính giữa của nó.
- Thân van (Body): là một vòng kim loại, inox, gang hoặc nhựa được đúc liền để có các lỗ bắt bulong vào mặt bích định vị vị trí van trên đường ống.
- Đĩa van (Disk): hay được gọi cánh bướm. Cánh bướm thường được làm bằng gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa, đĩa van có thể định vị ở các góc mở khác nhau điều này giúp van bướm có thể điều tiết được chất lưu trong đường ống.
- Bộ phân làm kín (Seat): Là vòng làm kín giữa thân van và đĩa van khi van thực hiện quá trình đóng van hoàn toàn.
Ngoài ra, còn có bộ phận: trục van, tay quay, tay gạt,…
Đặt van bướm ở vị trí mở 1/4 trước khi lắp đặt để tránh làm biến dạng miếng đệm do xiết quá chặt, làm kẹt và rò rỉ.
- Đường kính của 2 đường ống lắp van bướm phải bằng nhau để đảm bảo không gian hoạt động cho đĩa van.
- Cần phải có một khoảng cách mặt bích vừa đủ để lắp van để không làm hư hại miếng đệm.
- Xiết chặt các ốc, vít từ từ theo mặt phẳng
- Không sử dụng miếng đệm giữa mặt bích và van.
- Kích thước mặt bích phải đồng nhất kích thước van.
- Không được hàn mặt bích gần Van Bướm đã được lắp đặt.
- Đối với van bướm đường kính lớn, khi lắp đặt thì ưu tiên lắp van với trục ti nằm ở vị trí ngang.
- Khi tiến hành quay tay quay theo ngược chiều kim đồng hồ là thực hiện quá trình mở van. Ngược lại khi quay tay quay theo cùng.chiều kim đồng hồ là hiện quá trình đóng van. Việc đóng mở chỉ cần quay tay quay hoặc điều khiển cơ cấu đóng ở mọi góc độ.
- Là loại van công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay trong các nhà máy, xí nghiệp.
- Thiết kế nhẹ, nhỏ gọn phù hợp với các nhu cầu bảo trì đòi hỏi không gian nhỏ.
- Giá thành van bướm rẻ hơn nhiều so với các loại van công nghiệp cùng chức năng như van bi, van cổng…
- Dễ dàng vận hành (vận hành tay gạt, tay quay, khí nén hoặc bằng điện)
- Sử dụng tốt nhất ở môi trường áp suất thấp, nên môi trường áp suất cao không phù hợp với nó.
- Van bướm hạn chế mở điều tiết từ 15 độ C đến 80 độ C.
Van bướm tay gạt: là loại van bướm được vận hành đóng/ mở bằng tay gạt, chỉ cần gạt sang 90 độ là có thể đóng/ mở van để điều chỉnh dòng chảy qua đường ống.
Van bướm tay quay: cấu tạo giống như van bướm tay gạt nhưng phần truyền động được thay bằng tay quay. Với cơ cấu trợ lực giúp van bướm đóng/ mở một cách dễ dàng mà chỉ cần dùng lực ở mức bình thường.
- Van bướm điều khiển bằng khí nén: Thay vì sử dụng tay gạt/ tay quay thay đổi trạng thái thì với bộ điều khiển khí nén bạn sẽ vận hành van bướm một cách dễ dàng. tín hiệu sẽ được điều khiển trực tiếp ở phòng điều khiển.
Van bướm điều khiển bằng điện: Van bướm điều khiển bằng điện gồm 2 phần: phần van và phần actuator bằng điện. Van bướm điều khiển bằng điện là loại van bướm điều khiển bởi dòng điện thông qua actuator tác động đến trục quay làm cho cánh bướm xoay 1 góc 90 o C giúp van đóng/ mở.
- KITZ (Nhật Bản)
- TOMOE (Nhật Bản)
- KSB Armaturen (Đức)
- JOEUN YUANDA (Hàn Quốc)
- DHC (Hàn Quốc)
- …