Năm 2000, Bộ Chính trị ban hành chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Công nghệ Thông tin (CNTT) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển CNTT thành 1 ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là phát triển công nghiệp phần mềm.
Qua gần 2 thập kỉ, ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam có nhiều tiến triển. Hơn một thập kỷ trước đây, một số công ty đa quốc gia trong đó có Intel và Oracle đã bắt đầu tiếp cận với lực lượng lao động ngành CNTT tại Việt Nam. Ngày nay các công ty lớn như IBM, Samsung Display, Nokia hay Microsoft đã tin tưởng tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.
Các ngành công nghệ và gia công phần mềm tại Việt Nam tăng trưởng đều đặn. Năm 2017, Việt Nam thăng hạng 5 bậc trong chỉ số dịch vụ Global Services Location Index - chỉ số đo xếp hạng dịch vụ gia công phần mềm do công ty tư vấn A.T. Kearney tính toán.
Hệ thống quản lý sản xuất MES (Manufacturing Execution System) gồm có phần cứng và phần mềm dùng để theo dõi, giám sát và lưu trữ thông tin trong sản xuất từ vật tư đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra. Vì hoạt động sản xuất đòi hỏi thông tin tức thời để điều chỉnh quá trình sản xuất, trong khi hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP không đáp ứng được. Hệ thống quản lý sản xuất MES đặc biệt quan trọng với các nhà máy sản xuất công nghiệp trong nền sản xuất thông minh.
Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp hệ thống quản lý sản xuất MES. Phần mềm quản lý sản xuất trong các hệ thống này đa phần là phần mềm nước ngoài, thường là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Phần mềm tiêu chuẩn quốc tế khi chuyển giao vào sử dụng ở các nhà máy trong nước không tránh khỏi sự điều chỉnh để đáp ứng quy trình sản xuất thông minh thực tế.
Vì vậy, một hướng giải quyết đáng cân nhắc là sử dụng hệ thống quản lý sản xuất MES nội địa.
- Giao diện tiếng Việt, phù hợp cho nhiều đối tượng lao động
- Bám sát quy trình sản xuất đặc thù nhà máy. Hai nhà máy cùng sản xuất dây điện, quy trình sản xuất khác nhau đòi hỏi phần mềm giám sát thiết bị, phần mềm quản lý kho vật tư… khác nhau. Phần mềm quản lý sản xuất nước ngoài có thể đáp ứng tiêu chuẩn của từng ngành, nhưng với từng yêu cầu cụ thể có thể sẽ phải điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu. Và quá trinh làm việc với đối tác nước ngoài sẽ có những khó khăn cho nhà máy.
- Phù hợp với pháp luật Việt Nam: Phần mềm giám sát thiết bị, phần mềm quản lý năng lượng…. cần đáp ứng quy định Việt Nam về quản lý năng lượng, khấu hao máy móc. Hệ thống quản lý sản xuất MES đáp ứng tốt yêu cầu này.
- Bảo trì, sửa chữa và phát triển theo yêu cầu thuận lợi: Hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục thay đổi để đáp ứng yêu cầu thị trường, kéo theo phần mềm quản lý sản xuất cần phải có sự điều chỉnh theo các thời kỳ. Đặc biệt trong hoàn cảnh Việt Nam mong muốn tranh thủ cơ hội để hình thành nên nền sản xuất thông minh.
- Nhận được tư vấn kịp thời và bám sát nhu cầu: Hệ thống quản lý sản xuất MES là hệ thống phức tạp, cần có sự đào tạo và hỗ trợ sau đào tạo. Rõ ràng, đơn vị cung cấp trong nước am hiểu văn hóa và tâm lý người Việt có thể hỗ trợ tốt hơn.