Một con tằm nếu không nhả tơ thì chỉ có giá trị làm thực phẩm. Ở Việt Nam có rất ít nhà máy để con tằm nhả tơ nhưng lại rất nhiều quán nhậu để biến nhộng, tằm thành món ăn. Trong khi đó nếu những còn tằm chịu nhả tơ hoặc nhả được tơ thì trong vòng đời của nó sẽ nhả được rất nhiều tơ, tạo ra được những sản phẩm phục vụ cuộc sống, xã hội.
Con người cũng như vậy. Nếu mỗi người đều lao động, tạo ra giá trị thực tế thì chính con người đó phát triển, gia đình họ cũng hạnh phúc và phát triển vì không tồn tại gánh nặng. Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi gia đình phát triển là tiền đề để đất nước, xã hội phát triển.
Để trở thành con tằm nhả tơ và nhả tơ có giá trị thì chúng ta phải nỗ lực học hỏi và làm chủ những kỹ thuật tiên tiến, hãy trau dồi ngoại ngữ, rèn luyện ý thức, thái độ làm việc...
Hiện nay ở nước ta có nhiều người không chịu hoặc là không biết cách làm việc để tạo ra giá trị nuôi sống bản thân, sống nhờ vào, phụ thuộc vào sự giúp đỡ của gia đình. Cũng có những người đã làm việc nhưng mức thu nhập thấp không đủ trang trải dẫn đến chán nản, bế tắc, thậm chí là lẩn tránh cuộc sống. Trong khi đó ở Nhật Bản, Hàn Quốc lại có rất nhiều người dù đã 70, 80 tuổi vẫn đang hàng ngày làm việc trong nhà máy, công ty, cửa hàng... Họ làm việc như vậy không hẳn vì họ thiếu tiền, ham tiền mà là họ thích, họ muốn được làm việc.
Trở thành con tằm biết nhả tơ hay còn tằm làm thực phẩm là do chính bạn lựa chọn và quyết định. Chúng ta hãy tách bỏ lớp bỏ bọc bản thân ra để vút lên nhả ra những loại tơ có giá trị, dệt lên những tấm lụa đẹp cho đời. Chúng ta hãy làm việc tự nuôi sống bản thân, không nhận trợ cấp từ gia đình. Việc làm là cơ hội để chúng ta thể hiện năng lực của bản thân, thể hiện giá trị mà mình có và cũng là yếu tố đem đến đem đến hạnh phúc cho mọi nhà và là tiền đề phát triển của một đất nước. Muốn đất nước muốn phát triển thì chúng ta phải luôn mang trong mình ý thức muốn phát triển và hành động làm giàu.