Lỗi
tĩnh điện được định nghĩa là những thay đổi của thiết bị do nguyên nhân từ tĩnh điện gây ra. Nó có thể làm
thiết bị hỏng hóc ngay hoặc vẫn hoạt động nhưng tiềm ẩn những nguy cơ hỏng hóc về sau. Hiện tượng
ESD xảy ra có thể làm chảy kim loại, ngắn mạch, oxi hóa.
Một thiết bị khi xảy ra lỗi ESD vẫn có thể duy trì hoạt động tuy nhiên nó tiềm ẩn nguy cơ hỏng hóc, tuổi thọ của thiết bị sẽ giảm xuống. Một thiết bị hoặc một hệ thống với những hỏng hóc tiềm ẩn khi đến tay người sử dụng và sau đó là đến khâu bảo hành, sửa chữa khi xảy ra lỗi sẽ làm tăng chi phí khâu bảo hành và gây nguy hiểm cho con người.
Những hỏng hóc nặng do ESD gây ra có thể phát hiện một cách dễ dàng. Tuy nhiên dạng hỏng hóc tiềm ẩm rất khó phát hiện với công nghệ hiện nay. Đặc biệt là đối với những sản phẩm đã được lắp đặt đầy đủ kinh kiện là một thành phẩm hoàn chỉnh.
Những hỏng hóc do ESD gây ra đối với một thiết bị nhạy cảm tĩnh điện (ESDS) được xác định bằng mức năng lượng của phóng tĩnh điện hoặc điệp áp lớn nhất mà thiết bị có thể chịu được. Mức độ này được xác định làm mức nhạy cảm tĩnh điện của thiết bị. Nếu vượt quá mức độ nhạy này, thiết bị có thể bị hỏng.
Những hỏng hóc do ESD gây ra có ba nguồn gốc như sau:
Phóng tĩnh điện trực tiếp từ một nguồn phát sinh tĩnh điện đến thiết bị
Phóng tĩnh điện từ chính bản thân thiết bị ( thiết bị có sự chênh lệch điện thế đến vật khác)
Phóng tĩnh điện do hiện tượng cảm ứng.
Có những loại linh kiện chịu được đến hàng trăm volt nhưng cũng có những loại linh kiện chỉ chịu được vài chục volt.
Dưới đây là một số loại linh kiện nhạy cảm về tĩnh điện: