Công nghệ trong công cuộc phòng chống dịch - Big Data có thể làm giảm hiệu quả các biện pháp phòng chống COVID-19?

1. Công nghệ trong công cuộc phòng chống dịch

1.1 Công nghệ giám sát, theo dõi

Tại Trung Quốc, công nghệ đã sớm được triển khai khi dịch Covid-19 bùng phát. Trong số đó có hệ thống giám sát, tích hợp công nghệ nhận diện khuôn mặt và phần mềm đo nhiệt độ của SenseTime để xác định người có khả năng bị bệnh, dùng dữ liệu lớn (Big Data) để xác định người dân bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thông qua phân tích dữ liệu lịch sử đi lại. Người dân nước này buộc phải cài phần mềm có tên Ant-Alipay vào điện thoại, mỗi người sẽ được cấp một mã vạch theo màu xanh, vàng hoặc đỏ tùy theo tình trạng sức khỏe. Mã xanh cho phép người dân có thể tự do di chuyển, mã vàng buộc phải cách ly 7 ngày, 2 tuần là mã đỏ. Một đội kiểm soát tại những nơi công cộng sẽ có trách nhiệm quét mã QR trên điện thoại từng người để phát hiện những người có nguy cơ lây nhiễm.

Nhằm đảm bảo việc cách ly thực hiện đúng quy trình, Bộ Hành chính và An toàn Hàn Quốc đã phát triển ứng dụng bảo vệ an toàn người tự cách ly tại nhà. Ứng dụng này được phát triển làm 2 loại, một loại dành cho người tự cách ly tại nhà, một loại dùng cho nhân viên phụ trách. Bộ này cho biết, tương tự các ứng dụng định vị khác, thông tin về vị trí của người tự cách ly có thể sai lệch do hạn chế kỹ thuật. Tuy nhiên, ứng dụng này sẽ giúp ích cho chính quyền các địa phương hơn phương thức quản lý người cách ly hiện nay. Thông tin vị trí sẽ được sử dụng sau khi có sự đồng ý của người tự cách ly. Ứng dụng hỗ trợ 3 ngôn ngữ: Hàn, Anh và Trung. Các dữ liệu liên quan đến vị trí, tọa độ phải được các công ty dịch vụ điện thoại chuyển thẳng cho Trung tâm Quản lý khủng hoảng, được lưu trữ trong các công cụ không thuộc nhà nước và phải được xóa bỏ sau khi khủng hoảng chấm dứt. Những ai vô tình tiếp xúc hoặc đứng gần với người bệnh sẽ được báo động và có thể xin xét nghiệm ngay lập tức đồng thời tự cách ly nếu cần. Nhờ đó, các ổ dịch sẽ bị dập tắt trước khi bùng lên.

Ở Singapore cũng đang áp dụng chính sách nghiêm ngặt để giảm số ca nhiễm. Bệnh nhân mắc Covid-19 được Bộ Y tế Singapore theo dõi bằng ứng dụng chuyên dụng Trace Together. Nhờ tín hiệu Bluetooth khoảng cách ngắn được trao đổi giữa các điện thoại thông minh, Trace Together có thể xác định những người đã tiếp xúc với bệnh nhân mắc Covid-19 trong vòng 2m trong khoảng thời gian ít nhất là 30 phút. Chính phủ Singapore muốn biến ứng dụng thành nguồn mở. Do đó, mã nguồn cho Trace Together được cung cấp cho các nhà phát triển trên toàn thế giới, các nước có thể sử dụng và sửa đổi nó để tạo một ứng dụng ở quốc gia của họ.

Ứng dụng kiểm soát người nhiễm virus Corona tại Singapore

Ứng dụng kiểm soát người nhiễm virus Corona tại Singapore

1.2 Nền tảng AI, in 3D

Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong việc áp dụng camera tích hợp AI để truy tìm nguồn gốc người bị mắc Covid-19. Thông qua mạng lưới rộng khắp và các công nghệ nhận diện khuôn mặt đi kèm, hệ thống có thể phát hiện được một người từng đến những địa điểm nào, tiếp xúc với ai, thời gian bao lâu… kể cả khi họ mang khẩu trang. Từ đó đưa ra phương án cách ly.

Tại Hàn Quốc, yếu tố then chốt giúp nước này có thể ngăn chặn tốc độ lây lan nhanh của Covid-19 là có tỷ lệ xét nghiệm theo bình quân đầu người cao hơn mọi quốc gia khác trên thế giới nhờ vào việc áp dụng công nghệ. Theo CNN, khi chuẩn bị làm những bộ xét nghiệm để chẩn đoán Covid-19, hãng công nghệ sinh học của Hàn Quốc Seegene đã sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu lớn hoạt động trên nền tảng AI. Nếu không có những siêu máy tính, việc phát triển một bộ xét nghiệm phải mất từ 2 đến 3 tháng. Nhưng Seegene làm được chỉ trong 3 tuần.

Bên cạnh đó, công nghệ in 3D cũng đã được áp dụng tại tâm dịch Italy và Tây Ban Nha trong việc cung cấp thiết bị điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Thiết bị van khuếch tán, một bộ phận quan trọng của máy trợ thở được sản xuất nhờ công nghệ in 3D đã giúp cứu sống nhiều bệnh nhân tại Italy. Tại Tây Ban Nha, một nhóm gồm 100 kỹ sư sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất từ 50-100 máy trợ thở/ngày cho các bệnh nhân mắc Covid-19, trước khi mở rộng sản xuất đến 300 máy/ngày. Những chiếc máy này có thể được sản xuất nhanh chóng do ít phức tạp hơn so với loại được dùng tại phòng điều trị tích cực, giúp bệnh nhân có thể hít thở dưới áp lực ổn định trong 3 đến 4 ngày.

Máy trợ thở in 3D, giải pháp khi thiếu máy thở

Máy trợ thở in 3D, giải pháp khi thiếu máy thở

1.3 Giải pháp trực tuyến

Xử lý công việc tại nhà được xem là giải pháp khả thi trong thời điểm dịch bệnh bùng phát nhằm bảo đảm giãn cách xã hội. Theo Reuters, từ đầu năm cho đến nay, số lượt tải các ứng dụng làm việc bao gồm Slack, Microsoft Teams, Zoom, Tencent Conference và WeChatWork trên toàn cầu đã tăng gần 5 lần. Ngoài ra còn có các ứng dụng video hội nghị như Zoom và Google Hangouts Meet. Một số dịch vụ mới như Rumii và Spatial cho phép người dùng tham dự các cuộc họp có thể tương tác theo hình thức 3D với đồng nghiệp.
Giải pháp trực tuyến

Giải pháp trực tuyến

Hình thức làm việc từ xa lần lượt được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Trung Quốc, ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều người đã chuyển sang chế độ làm việc trực tuyến, chủ yếu thông qua ứng dụng WeChatWork do Tập đoàn Tencent Holding phát triển. Cùng với WeChatWork, các ứng dụng làm việc thông minh như DingTalk do Tập đoàn Alibaba phát triển hay phần mềm làm việc từ xa WeLink của Tập đoàn Huawei Technologies cũng thu hút lượng người dùng có thể coi là lớn nhất từ trước tới nay.

Giáo dục trực tuyến cũng được xem là giải pháp hiệu quả khi học sinh buộc phải ở nhà trong thời dịch bệnh. Nhiều nước trên thế giới đã đưa vào triển khai hoặc nâng cấp quy mô giảng dạy từ xa trên cơ sở tận dụng nhiều phương tiện công nghệ để cung cấp các nền tảng học online như Argentina, Croatia, Trung Quốc, Cyprus, Ai Cập, Pháp, Hy Lạp, Italia, Nhật Bản, Mexico, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Saudi Arabia, UAE và Mỹ. Nhiều nước cũng chọn cách phổ biến bài giảng qua truyền hình như Costa Rica, Iran, Hàn Quốc, Mexico, Senegal, Tây Ban Nha, Peru, Thái Lan. Các lớp học online cũng tạo cơ hội để học sinh có những tương tác xã hội, dù là qua mạng. Tại nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha và Mỹ còn có thêm đội ngũ chuyên gia hỗ trợ tâm lý cho những học sinh cần giúp đỡ; nền tảng liên lạc và các ứng dụng giúp phụ huynh, giáo viên chia sẻ, cùng xây dựng quá trình học tập cho học sinh.

2. Big Data có thể làm giảm hiệu quả các biện pháp phòng chống COVID-19? 

Trước hết, chúng ta cần hiểu qua về Big data là gì?. Big Data là các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp. Độ lớn đến mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu trong một khoảng thời gian hợp lý
 
Big data là gì

Big data là gì?

Đại dịch Corona góp phần khiến Big Data trở thành lĩnh vực nhận được nhiều sự chú ý, đặc biệt là trong công tác ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh. Tuy nhiên, dù nhu cầu phòng chống dịch rất cấp thiết, chúng ta vẫn cần nhìn nhận lại những lợi ích và tác hại của công nghệ này.
Cụ thể, các doanh nghiệp và chính phủ trên toàn cầu đang truy cập vào dữ liệu vị trí của hàng triệu người dùng Internet và điện thoại di động, nhằm nắm bắt xu thế lây lan của virus cũng như xác định hiệu quả của những biện pháp cách ly xã hội. Không giống như những biện pháp theo dõi trên một vài đối tượng cụ thể, cách làm này sẽ phân tích những bộ dữ liệu lớn, từ đó tổng hợp ra xu hướng hành vi và lộ trình di chuyển của người dân xuyên suốt tiến trình đại dịch.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp và chính quyền nên xem xét lại xem những dự án này có thực sự mang lại hiệu quả như đã hứa hẹn hay không, và tác hại của nó đối với những đối tượng yếu thế và người nghèo. Và độ tin cậy của những dữ liệu này trong việc xác định vị trí người dùng cũng chưa hề được xác định.
Những giả định sai phía trên sẽ dẫn tới một vấn đề nghiêm trọng: Big Data có thể biểu diễn sai thực tế, gây ra những hệ quả nguy hiểm tới sức khỏe cộng đồng lẫn quyền con người.
Các “điểm mù” trong Big Data sẽ có thể dẫn tới nguồn lực bị phân bố sai chỗ, khiến những tài nguyên quý giá bị lãng phí. Nó cũng có thể khiến những biện pháp hạn chế nặng nề bị đặt lên sai đối tượng, hoặc không đủ biện pháp trên những đối tượng cần thiết.
Hiệu quả của Big Data trong phòng chống dịch bệnh còn chưa xác định, trong khi lại mang tới quá nhiều nguy cơ về bảo mật. Dù chính phủ cũng như doanh nghiệp đều khẳng định rằng dữ liệu người dùng là hoàn toàn ẩn danh, nhưng việc định danh cụ thể các đối tượng trong dữ liệu vẫn hoàn toàn khả thi. Trong khi đó, dữ liệu vị trí lại vô cùng nhạy cảm, bởi nhưng thông tin này có thể được kết hợp với các dữ liệu khác, hình thành một bản đồ theo dõi chi tiết về lộ trình, mối quan hệ, cũng như hành vi của nhiều cá nhân.
Tóm lại, việc sử dụng các công nghệ dữ liệu trong bối cảnh hiện nay có thể giúp ta hiểu hơn về bệnh dịch, dễ dàng tiếp cận tới chăm sóc y tế, cũng như mang lại kết nối cho con người. Tuy nhiên, không nên thử nghiệm các biện pháp nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới quyền riêng tư và tự do công dân, đặc biệt là khi ảnh hưởng của chúng sau đại dịch còn chưa rõ ràng
 
Hãy đến với Bảo An, chúng tôi luôn sẵn sàng mang đến cho Khách hàng:
- Trải nghiệm và cảm nhận về dịch vụ hoàn hảo

- Chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng

- Liên hệ để được hỗ trợ chi tiết: 0936.985.256


 

 
 3.296      02/06/2020

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: đường Bến Thóc, phường An Đồng, quận An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: đường Bến Thóc, phường An Đồng, quận An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0989 465 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 9 -  Đã truy cập: 131.512.645
Chat hỗ trợ