Dây curoa và những thông số cần biết

1. Dây Curoa là gì?

- Dây curoa là một trong những thiết bị truyền động và hiện đang được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp và đời sống. Có các loại đai khác nhau như: dây đai thang, dây đai răng, dây đai phi tròn, dây đai bản dẹt...
- Dây curoa là một phụ kiện quan trọng của chuyển động trong công nghiệp. Nó có hình dạng vòng liên tục hoặc dạng mở làm từ chất liệu cao su tổng hợp hoặc Polyurethane. Bề mặt bên ngoài trơn, có thể được tùy chỉnh và mặt trong trơn hoặc có rãnh răng để bám dính vào bề măt tiếp xúc của pulley tăng khả năng chạy đồng bộ chính xác.
- Dây curoa truyền động được chia làm 2 loại chính:
1. Dây curoa thang (V-belt)
2. Dây curoa răng (Timing Belt)
- Dây đai thang V-belt các thông số đều dựa trên tiêu chuẩn quốc tế DIN và tiêu chuẩn riêng của hãng như: BANDO, GATES, OPTIBELT… thông số dây đai V-belt khá đơn giản.
- Các đai thông dụng trên thị trường Việt Nam hiện nay, có những bảng sau: FM, A, B,C,D,E với kích thước bề rộng tương ứng là 10,13,17,22,32,38 (cũng có thể theo tỉ lệ inch: 3/8, 1/2, 21/32, 7/8, 1-1/4, 1-1/2). Đối tượng thiết kế máy chuyên nghiệp hoặc công nhân tương đối lành nghề, hầu như ai cũng biết về các giá trị này.
- Bản đai tiêu chuẩn B=17, chu vi (tùy từng hãng có thể lấy kích thước trong Li, kích thước ngoài La, kích thước trung bình Ld)=75’’(75x25.4mm).
 
Dây curoa là gì?

Dây curoa là gì?

- Nhưng loại V-belt: M,A,B,C,D,E chỉ là dòng đai cũ Classic belt hiệu suất chuyền động không cao.
- Ngày nay, các hãng có dòng mới hiệu suất cao hơn đơn giản chỉ dựa vào thay đổi thông số chiều cao của thang để tăng hiệu suất.
- Dòng mới bao gồm: SPZ, SPA, SPB, SPC (loại này chu vi tính bằng mm-SPB 2000, chu vi 2000mm). 3V,5V,8V (tính theo inch-5V 1000, chu vi 100*25.4 inches = 2540 mm)
Ví dụ : Bản BSPB về bản thang vẫn là 17 mm nhưng chiều cao B = khoảng 10mm chiều cao của SPB=13mm
- Nên hiệu suất của SPB cao hơn, đồng thời nếu bộ chuyển động bản thang B có 4 sợi mình thay bằng 3 sợi SP thôi, như vậy sẽ làm giảm khối lượng bộ truyền động, giúp tiết kiệm điện năng, nhưng chi phí mua dây SPB sẽ cao hơn so với bản B.
- Ngoài ra các hãng trên thế giới còn sử dụng các loại vật liệu khác nhau để tăng hiệu suất và tuổi thọ dây.
- Các thiết kế tùy thuộc vào ứng dụng: các loại đai thang nhưng có răng - dùng cho bộ chuyển động tốc độ cao, nhiệt độ cao khoảng 90 độ C. Dây cho các bộ chuyền động khoảng cách trục dài và rung động - dùng các loại dây đai gắn liền lưng với nhau

 
Dây curoa thang (V-Belt)

Dây curoa thang (V-Belt)


 
 

Dây curoa răng (Timing Belt)

 
Các loại dây curoa thông dụng trên thị trường

 Các loại dây curoa thông dụng trên thị trường

2. Cấu tạo dây Curoa

Dây curoa được làm từ cao su tổng hợp và có nguồn gốc dầu khí.
– Công nghệ sản xuất thì cao su được lưu hóa và thêm thành phần phụ gia phù hợp theo công nghệ của từng nhà sản xuất. Chính vì vậy độ bền và chất lượng dây phụ thuộc rất nhiều đến công nghệ và quy trình sản xuất.
Dây Curoa có 2 phần chính:
+ Phần lõi dây là phần dây đai bằng sợi thép hoặc sợi tổng hợp có chức năng chống kéo dãn dây và chịu lực kéo, chống sinh nhiệt. Độ bền và tuổi thọ của dây curoa phụ thuộc vào phần dây đai tổng hợp này, nó làm cho dây không thay đổi chiều dài trong quá trình làm việc và giảm nhiệt cho dây giúp dây bền và không sinh nhiệt khi chạy tốc độ cao và tải trọng lớn.
+ Phần Cao Su là thành phần cấu tạo chính của dây đai curoa. Chất liệu cao su tổng hợp từ nguồn gốc dầu mỏ, có trải qua quá trình lưu hóa và bảo quản tốt. Đối với mỗi nhà sản xuất thì cao su của dây có độ bền khác nhau do quá trình sử lý, lưu hóa, phụ gia, công nghệ và chất lượng nguyên liệu. Dây curoa có bền hay không thì phụ thuộc tương đối 50% vào chất lượng cao su của dây, nếu loại dây có chất lượng cao su tốt sẽ có tuổi thọ hơn cho những chuyển động tốc độ cao hoặc chuyển động có tải trọng lớn.
- Kích thước tiết diện dây curoa thang chia làm các loại gọi là bản FM, M, A, B, C, D, E,... chi tiết như hình vẽ dưới.
 
Cấu tạo dây curoa đai thang

Cấu tạo dây curoa đai thang

Cấu tạo dây curoa đai răng

Cấu tạo dây curoa đai răng

 
- Chiều dài trên dây curoa thể hiện bằng số phía sau trên lưng dây curoa.
Chúng ta quy đổi dây curoa theo kích thước tiêu chuẩn mm.
A25 thì bản rộng là A (theo thông số ở trên).
Còn số “25” thể hiện chiều dài 25 inch.
Muốn quy ra tiêu chuẩn hệ “cm” thì lấy 25×2,54 = 63,5 cm

3. Ưu nhược điểm của dây Curoa

Ưu điểm:
+ Có khả năng truyền động và cơ năng ở các trục ở xa
+ Làm việc êm ái không quá ồn
+ Giữ được an toàn cho các chi tiết máy và động cơ khi quá tải nhờ có khả năng trượt trơn.
+ Có thể truyền động cho nhiều trục
+ Kết cấu đơn giản, dễ bảo quản.
+ Có thể làm việc trong môi trường phòng sạch, không cần dầu mỡ bảo dưỡng.
Nhược điểm:
+ Theo khuôn khổ thiết kế.
+ Tuổi thọ dây đai thấp do các tác nhân xung quanh (như bụi bẩn, dầu mỡ, nhiệt độ…)
+ Tỷ số truyền không ổn định, hiệu suất thấp do có sự trượt đàn hồi.
+ Lực tác dụng lên trục phụ thuộc vào căng đai.

4. Hướng dẫn cách tra mã dây Curoa, đọc thông số ký hiệu dây Curoa

Tùy theo từng loại dây đai và ký hiệu được tính theo hệ inch và hệ mm.

Dây đai tính theo hệ (Inch): dây đai (M, K, A, B, C, D, E), (3V, 5V, 8V).

Dây đai (M, K, A, B, C, D, E), cách đọc: Tên dây đai + chu vi (Inch)

Dây curoa tính theo hệ (mm): (SPZ, SPA, SPB, SPC), (M, K, A, B, C, D, E) cách đọc: Tên dây đai + chu vi (mm)

Ký hiệu trên dây đại thang (V-Belt) tùy theo hãng và tiêu chuẩn áp dụng của họ. Không kể tên hãng, về cơ bản có 2 phần: Chữ + Số. Ví dụ A62, B67, C80...

5. Các thông số cần tính toán khi chọn dây Curoa

Hiện nay khi đi vào sử dụng do thời gian nên mã ghi trên dây curoa bị mờ không nhìn rõ được thông số của dây curoa. Bên cạnh đó điều kiện làm việc của máy móc không thể dừng lại để đo chu vi dây curoa hay nhìn thông số dây curoa được. Do đó người kỹ thuật cần phải nắm được cách tính toán kích thước để chọn được dây curoa, dây đai thích hợp

Cách tính chiều dài dây curoa được xác định theo công thức:

- Xác định kiểu loại dây curoa: dây đai răng (timing belt), dây đai thang (V-Belt), dây đai mở (open-ended timing belt),.... Nếu là dây răng thì cần có thông số khoảng cách đỉnh răng, độ dày tổng thể của dây, độ dày của răng hoặc kiểu pulley tương ứng, bản rộng của dây. Nếu là dây thang cần đo độ dày của dây, chiều rộng bản lưng.

Trong đó:

L: Chiều dài dây curoa.

a: Khoảng cách tâm của 2 puly.

d1: Đường kính của Puly 1

d2: Đường kính của Puly 2

- Như vậy trong trường hợp không thể biết được kích thước của dây curoa do thông số trên dây curoa bị mờ hoặc điều kiện làm việc không thể dừng máy để kiểm tra chúng ta có thể đo 3 thông số: khoảng cách tâm 2 Puly, kích thước Puly 1 và kích thước puly 2 từ đó sử dụng theo công thức trên để tính toán ra chiều dài dây curoa.

- Kích thước dây curoa, dây đai tính toán được là mm ta suy ra kích thước dây curoa hệ inch bằng công thức: L(inch) = L(mm)/25.4

- Từ việc xác định loại dây curoa đến chiều dài dây curoa ta suy ra được model của dây curoa một cách dễ dàng.
Mã của dây curoa thường có cấu trúc:
Với dây thang (V-belt): Series + chu vi của dây (mm hoặc inch).
Với dây răng (Timing belt): Bản rộng dây + series + chu vi dây.

6. Ứng dụng dây curoa

- Trong lĩnh vực công nghiệp: các loại máy móc công nghiệp sản xuất, máy xúc, máy đào, máy ủi và công nghiệp hạng nặng: chế biến, khai thác khoáng sản…
- Trong lĩnh vực nông nghiệp: Máy gặt, máy tuốt, máy bơm, say xát lúa…
- Trong lĩnh vực đời sống ứng dụng trong các loại dây curoa xe máy, oto: Sh, Lead, Vision, Oto, Kia Morning …
- Trong lĩnh vực sinh hoạt: máy giặt, máy may,…,

7. Khi nào cần thay dây Curoa

Khi dây curoa bị mất độ co dãn hay mòn răng và bắt đầu bị trượt, động cơ sẽ bị tổn hao công suất dẫn đến động cơ các bộ phận khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu dây curoa bị nứt, các thành phần khác sẽ không hoạt động bình thường tạo tiếng ồn, gây rung lắc ảnh hưởng tới tuổi thọ động cơ. Vì vậy, chúng ta phải kiểm tra và bảo trì thường xuyên dây Curoa để ngăn ngừa các tai nạn xảy ra.
 
Khi nào cần thay dây Curoa

Khi nào cần thay dây Curoa

Nếu bạn muốn tìm hiểu về DÂY CUROA, hãy liên hệ với chúng tôi qua baoan@baoanjsc.com.vn. Với phương châm làm việc chuyên nghiệp, tận tâm Bảo An Automation luôn cam kết mang tới cho khách hàng sản phẩm với chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lý và đảm bảo giao hàng đúng tiến độ.

=>  Hàng có sẵn
=>  Giao hàng ngay
=>  Hỗ trợ kỹ thuật 24/7
=>  Liên hệ ngay để có giá tốt nhất.

 
 18.940      15/12/2021

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0989 465 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 15 -  Đã truy cập: 128.598.322
Chat hỗ trợ