Tìm hiểu về dầu thủy lực

Dầu thủy lực là gì? Dầu thủy lực 10, 22, 32, 46, 68,...có ý nghĩa như thế nào? Công dụng của dầu thủy lực? Dầu thủy lực dùng cho bộ phận nào của máy móc? Dầu thủy lực có mấy loại? Làm sao để lựa chọn loại dầu thủy lực thích hợp nhất cho máy móc của công ty mình? Mua dầu thủy lực ở đâu? Giá dầu thủy lực như thế nào?…

Đó là một trong rất nhiều câu hỏi mà người sử dụng máy móc hay muốn hỏi. Khi máy móc trong nhà xưởng, công ty của bạn cần dầu thủy lực. Hay khi bạn cần tìm mua dầu thủy lực cho máy móc của công ty. Mà “Dầu thủy lực” lại là khái niệm mà lần đầu bạn nghe thấy.! Điều này làm bạn đau đầu?

                 

1.Dầu thủy lực là gì?

Dầu thủy lực (tiếng anh là Hydraulic oil)  là chất lỏng có tác dụng truyền tải áp lực và truyền chuyển động trong hệ thống thuỷ lực, đồng thời dầu còn giúp bôi trơn các chi tiết chuyển động, chống lại lực ma sát, làm kín bề mặt các chi tiết, giúp giảm thiểu sự rò rỉ, loại bỏ cặn bẩn và “giải nhiệt” hệ thống.

- Dầu thuỷ lực cần phải tương thích với vật liệu làm kín, vật liệu trong hệ thống, ngoài ra còn cần có khả năng chống cháy, chống tạo bọt, phân tách nước và khí dễ dàng, có độ nhớt ít thay đổi trong khoảng nhiệt độ rộng.

- Dầu thủy lực là sản phẩm dành cho các hệ thống truyền lực bằng chất lỏng của các máy công nghiệp sử dụng hệ thống Piston Xylanh, máy ép, máy cáng, các xe chuyên dùng cho xây dựng, máy công trình như xe xúc, xe đào, máy cẩu, cần trục…Dầu thủy lực cho máy CNC, Dầu thủy lực cho máy ép nhựa.

 

2. Công dụng của dầu thủy lực:

- Dầu thủy lực có tác dụng bôi trơn, tăng tuổi thọ của thiết bị, dùng trong các hệ thống thủy lực có tác dụng truyền tải năng lượng, chống oxy hóa, Chống ăn mòn, Chống gỉ, Chống tạo cặn, tăng chỉ số độ nhớt, chống tạo bọt, chống tạo nhũ khi nhiễm nướcvà tẩy rửa.

- Ngoài ra dầu thủy lực còn có tác dụng bôi trơn làm giảm ma sát giúp cho sự chuyển động giữa các thành phần được trơn tru, hiệu quả hơn.

- Nếu không thay dầu thủy lực đúng thời gian, tạp chất từ bên ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong hệ thống, sinh ra nhiều cặn bẩn khiến máy móc bị mài mòn, sinh ra hỏng hóc hệ thống nếu để lâu dài sẽ làm hỏng máy và thậm chí gây nguy hiểm cho người vận hành.

 3. Phân loại dầu thủy lực

Dầu thủy lực có bốn loại gồm: Dầu thủy lực gốc khoáng, Dầu thủy lực phân hủy sinh học, Dầu thủy lực chống cháy không pha nước, Dầu thủy lực chống cháy pha nước. Trong đó dầu thủy lực gốc khoáng được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 80% . Ba loại dầu thủy lực còn lại, nhu cầu sử dụng ít hơn, chỉ chiếm 20% tổng lượng dầu thủy lực trên thị trường.

     

HH: dầu không có chất phụ gia

HL: dầu có phụ gia chống gỉ và chống oxi hóa

HM: HL + phụ gia làm tăng tính chịu mòn

HR: HL + phụ gia để tăng chỉ số nhớt

HV: HM + phụ gia để tăng chỉ số nht.

HG: HM +phụ gia chống dính.

HLP = HM (HM phân loại theo ISO, HLP là phân loại theo DIN)

HLPD: HLP + phụ gia tẩy rửa.

HS: Dầu thủy lực gốc tổng hợp không có khả năng chống cháy

HFAE: Dầu thủy lực chống cháy có 95% nước, nhũ dầu trong nước

HFAS: Dầu thủy lực thành phần Nước + Hóa chất

HFB: Dầu thủy lực chống cháy có 40% nước, dạng nhũ nước trong dầu

HFC: Dầu thủy lực chống cháy có hơn 35% nước, dạng dung dịch polymer gốc nước

HEPG: Dầu thủy lực ” Environment” gốc glycol tổng hợp

HETG: Dầu thủy lực ” Environment” gốc dầu thực vật

HEES: Dầu thủy lực ” Environment” gốc ester tổng hợp

HEPR: Dầu thủy lực ” Environment” gốc polyalphaolefin

HFDR: Dầu thủy lực chống cháy có thành phần là các phosphat ester

HFDU: Dầu thủy lực chống cháy có thành phần KHÔNG phải là các phosphat ester, ví dụ: polyol ester, polyalkale ne glycol

Trong đó dầu thủy lực gốc khoáng là lý tưởng nhất dùng cho hầu hết các hệ thống thủy lực bởi vì bản thân chúng là những dầu thủy lực xuất sắc. Dầu thủy lực gốc khoáng có chỉ số độ nhớt cao (high viscosity index – VI) có thể sử dụng trong một khoảng rộng độ nhớt. Thông thường, những sản phẩm độ nhớt cao đặc biệt phù hợp để sử dụng ở điều kiện nhiệt độ thấp. Tất cả dầu đều chứa phụ gia, ví dụ như chống oxide hóa, chống rỉ sét và chống mài mòn. Trong trường hợp phụ gia đã được tiêu thụ hoặc mất đi trong quá trình hoạt động thì những loại dầu này vẫn tiếp tục được sử dụng hiệu quả trong một thời gian dài nữa. Dầu này được xử lý cẩn thận để có khả năng tách nước và chống tạo bọt tốt. Vì khả năng chống oxide hóa cao, những tính chất này được duy trì trong thời gian dài hoạt động.

Do dầu thủy lực gốc khoáng là loại sản phẩm thông dụng nhất trên thị trường. Nên ngoài cách phân loại như trên. Một cách phân loại thông dụng khác, áp dụng cho dầu thủy lực gốc khoáng là phân loại theo độ nhớt động học ở (40oC, cSt) – Viscosity (40oC, cSt). Do Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới, nên phổ biến trên thị trường hiện nay là ba loại độ nhớt Iso VG 32, 46, 68. Hay tên gọi của chúng là Dầu thủy lực 32, Dầu thủy lực 46, Dầu thủy lực 68. Đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi Dầu thủy lực 32, 46, 68 có ý nghĩa như thế nào? Ngoài ba loại độ nhớt phổ biến trên, còn có các loại độ nhớt khác, ít thông dụng hơn như dầu thủy lực 22, dầu thủy lực 100,…

4. Làm sao để lựa chọn loại dầu thủy lực thích hợp nhất cho máy móc của công ty mình?

Thông thường, dầu thủy lực được lựa chọn trên 5 yếu tố chính: 

– Độ nhớt yêu cầu

– Nhiệt độ vận hành có yêu cầu dầu chống cháy không

– Khuyến cáo của nhà sản xuất máy

– Tính tương thích với vật liệu trong hệ thống

– và môi trường nơi hệ thống vận hành.

Môi trường nơi máy móc thiết bị sử dụng và các yêu cầu của bộ phận thủy lực sử dụng trong hệ thống truyền động thủy lực quyết định việc lựa chọn loại độ nhớt sao cho phù hợp.

Có rất nhiều yêu cầu chất lượng khác nhau đối với dầu thủy lực nhưng điều quan trọng nhất trong số đó là độ nhớt của dầu phải không thay đổi nhiều với sự thay đổi của nhiệt độ.

Nếu độ nhớt của dầu lựa chọn quá cao?

– Ma sát trượt tăng lên, phát sinh ra nhiệt và tổn thất năng lượng lớn.

– Tổn thất trong mạch dầu tăng lên và tổn thất áp suất cũng tăng lên.

Nếu độ nhớt của dầu lựa chọn quá nhỏ?

– Rò rỉ trong bơm sẽ tăng lên, hiệu suất thể tích không đạt được và do đó áp suất làm việc yêu cầu không đáp ứng được.

– Do có sự rò rỉ bên trong của các valve điều khiển, xy lanh sẽ bị thu lại dưới tác dụng của phản lực, còn motor không thể sản ra đủ mô-men yêu cầu trên trục quay.

Độ nhớt của dầu thủy lực là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến tiêu hao nhiên liệu của hệ thống thủy lực. Dầu thủy lực có độ nhớt quá cao thường gây cản thủy động lớn. Điều này tương tự như việc bạn khuấy trong một cốc nước chanh sẽ nhẹ hơn nhiều so với việc khuấy bột trẻ em. Cản tăng đồng nghĩa với việc hệ thống sẽ tốn nhiều công hơn để vận hành.

Đối với các hệ thống thủy lực làm việc dưới các điều kiện khó khăn nhất như là trong máy công cụ, các máy phun khuân, máy ép và các ứng dụng thủy lực di động, các hệ thống thủy lực làm việc trong điều kiện áp lực và nhiệt độ cao thì sử dụng dầu thủy lực gốc khoáng thông thường chống mài mòn.

Đối với các ứng dụng trong các hệ thống thủy lực đặc biệt nhạy cảm với sự hình thành cặn lắng và hoạt động ở điều kiện nhiệt độ và áp lực cao, các hệ thống thủy lực có nguy cơ bị nhiễm bẩn bởi môi trường và nước thì khuyến cáo nên sử dụng dầu thủy lực chống mài mòn không tro các loại dầu này có khả năng khử nhũ tách nước tuyệt vời.

5. Chú ý khi lựa chọn dầu thủy lực:

- Việc đầu tiên chúng ta cần xem khuyến cáo của nhà sản xuất xem họ khuyến cáo sử dụng mã dầu thủy lực tên là gì, của hãng sản xuất nào? độ nhớt bao nhiêu? từ đó ta tìm mua đúng mã hàng như vậy trên thị trường. Nếu trên thị trường không có loại đó, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm có phẩm cấp chất lượng tương đương của các thương hiệu dầu công nghiệp nổi tiếng toàn cầu đã có mặt tại Việt Nam như: Mobil, Castrol, Total, ENEOS - JX NIPON,...

-  Trong trường hợp không còn tài liệu khuyến cáo của nhà sản xuất máy. Để lựa chọn được đúng loại dầu thủy lực cho máy móc của mình chúng ta cần để ý những vẫn đề sau:

+ Khi lựa chọn dầu thủy lực có chỉ số độ nhớt quá cao sẽ làm tăng hệ số ma sát trượt của dầu thủy lực với những phần mà nó tiếp xúc. Như vậy hệ số ma sát tăng sẽ làm phát sinh nhiệt nhiều hơn. Suy ra dẫn đến tổn thất công suất nhiều hơn. Đồng thời tổn thất áp suất cũng tăng. Dẫn đến hiệu xuất của hệ sẽ thấp đi. Động cơ làm việc nặng tải hơn bình thường. Hơi nước khó thoát hơn làm tăng hiện tượng nhũ tương trong dầu. Làm giảm tốc độ các cơ cấu chấp hành. Tăng khả năng xâm thực của bơm vì khả năng dâng kém.

+ Bên cạnh đó, độ nhớt cao khiến độ linh động của các phần tử dầu kém, bơm tốn nhiều thời gian để đẩy dầu tới các cơ phận cần bôi trơn. Hiện tượng này có thể gây hư hại cho hệ thống thủy lực đặc biệt trong mùa lạnh lúc khởi động máy. Bởi khi đó dầu chưa kịp đến những nơi cần đến, nhưng các chi tiết đã chuyển động tương đối với nhau. Sự cọ xát giữa hai bề mặt kim loại khiến chúng bị trầy sướt, mài mòn, đây là tổn hại không hề nhỏ đối với hệ thống.
Khi lựa chọn dầu thủy lực có chỉ số độ nhớt quá thấp sẽ gây rò rỉ trong bơm sẽ tăng nên. Hiệu suất thể tích sẽ kém đi và như vậy dẫn đến áp suất làm việc theo yêu cầu không được đáp ứng. Do có sự dò rỉ của van và xi lanh nên xi lanh xẽ bị thu lại do phản lực. Còn động cơ không sản sinh ra đủ mô men yêu cầu đáp ứng. Nó cũng làm tăng khả năng bị mài mòn của thiết bị. Dầu có độ nhớt thấp, tính loãng cao, sẽ rất khó duy trì màng dầu giữa các bề mặt kim loại do đó ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ hệ thống thủy lực và dễ xảy ra hiện tượng tắt máy giữa chừng.

- Ở Việt Nam Khi lựa chọn mua dầu thủy lực, người tiêu dùng cần xem xét các yếu tố sau: Thời tiết ở nơi thiết bị được sử dụng, các điều kiện sử dụng của bộ phận thủy lực trong hệ thống truyền động và độ nhớt của dầu thủy lực, giúp bôi trơn hệ thống thủy lực, làm mát, chống ăn mòn, chống gỉ các chi tiết của máy móc để đảm bảo máy móc hoạt động chính xác và ổn định. Hiện nay có khá nhiều thương hiệu dầu thủy lực với nhiều chủng loại chất lượng khác nhau. Sử dụng dầu thủy lực kém chất lượng khiến cho cặn bẩn, cặn dầu, cặn carbon không được làm sạch ảnh hưởng đến khả năng bôi trơn và độ chính xác khi làm việc của thiết bị.

- Tùy vào từng loại máy, điều kiện vận hành, sản xuất mà chúng ta có thể chọn dầu thủy lực có độ nhớt 32, 46, 68 sao cho phù hợp nhất.

Ví dụ nếu là vùng nhiệt đới: Sử dụng dầu thủy lực ISO VG 46 – Độ nhớt 46 (aw 46); Vùng ôn đới: Sử dụng dầu thủy lực ISO VG 32 – độ nhớt 32 (aw 32); Dầu thủy lực có cấp độ nhớt 68 được sử dụng khi máy móc thiết bị được sử dụng trong môi trường có nhiệt độ cao và hoạt động cách liên tục.

Tại Việt Nam thì cả ba cấp độ nhớt 32, 46, 68 đều được dùng phổ biến do đặc tính thời tiết của Việt Nam là đất nước nhiệt đới gió mùa có tính chất nóng ẩm.

 

6. Điều quan trọng: sau khi đã lựa chọn được loại dầu thủy lực rồi thì câu hỏi tiếp theo đặt ra ở đây là: Mua dầu thủy lực ở đâu để đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng, hàng chính hãng, nguyên đai nguyên kiện,…Với chính sách chăm sóc khách hàng tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất? Điều này các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi liên hệ với chúng tôi.

                      

Với phương châm: “Khách hàng là trên hết, Uy tín là hàng đầu”, Công ty Cổ phần Cổ phần Kỹ thuật Bảo An luôn mong muốn đem tới Quý khách hàng các sản phẩm dầu nhớt, mỡ công nghiệp  ENEOS - JX NIPPON với giá cả cạnh tranh nhất, cũng như chất lượng tốt nhất. 

 

 
 10.932      12/08/2017

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: đường Bến Thóc, phường An Đồng, quận An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: đường Bến Thóc, phường An Đồng, quận An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0989 465 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 20 -  Đã truy cập: 131.535.595
Chat hỗ trợ