Hệ số cos phi

1. Khái niệm hệ số cos phi

Hệ số cos phi là tỷ số giữa công suất tác dụng và phản kháng. Hay hiểu cách khác, cos phi là góc tạo bởi công suất biểu kiến và tác dụng. Giá trị này đạt max bằng 1. Và khi cos phi càng lớn, công suất hiệu dụng sẽ càng cao. Việc nâng giá trị của cos phi có ý nghĩa với công suất của động cơ.

2. Cách tính hệ số cos phi theo công suất

                                            K = P/Q

 Trong đó:
- K là tên viết tắt của cos phi
- P: Công suất hiệu dụng. Nó đặc trưng cho khả năng sinh công của thiết bị. Đây là giá trị ghi trên các motor kéo (động cơ và nhiều thiết bị khác). Đơn vị tính là W hoặc KW.
- Q: Công suất phản kháng, vai trò quan trọng trong việc khởi động các động cơ có tính cảm. Chúng được sinh ra bởi các thành phần phản kháng trong hệ thống điện xoay chiều. Đơn vị tính là Var hoặc Kvar.
- S: Công suất biểu kiến, là công suất tổng của hai loại công suất trên. Đơn vị tính là VA hoặc KVA.

3. Cách tính hệ số cos phi theo đặc trưng của dòng điện

                                     

                                            K= P/S         (Trong đó: P = U x I x cosphi)

Do P và Q luôn nhỏ hơn S, nên cos phi không thể bằng 1. Nếu nó bằng 1 thì lúc đấy Q bằng 0 và điều này là không thể. Vì thế, việc tăng cos phi xấp xỉ bằng 1 để tăng công suất hiệu dụng là rất có ý nghĩa.

4. Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số cos phi

4.1. Giảm tổn thất công suất ∆P trong mạng điện

 

   Khi giảm được Q truyền tải trên đường dây thì sẽ giảm được thành phần tổn thất công suất do công suất phản kháng gây ra ∆PQ.

4.2. Giảm được tổn thất điện áp ∆U trong mạng

   Khi giảm được Q truyền tải trên đường dây sẽ giảm được tổn thất thành phần điện áp do công suất phản kháng gây nên ∆UQ.

4.3. Tăng được khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp

   Với cùng 1 trạng thái phát nóng nhất định của đường dây hay máy biến áp ta có thể tăng khả năng truyền tải công suất tác dụng P của mạng bằng cách giảm công suất phản kháng Q mà chúng phải truyền tải.

5. Các phương pháp nâng cao hệ số cosⱷ

5.1. Bằng phương pháp tự nhiên

   - Chọn đúng công suất động cơ không đồng bộ truyền động cho các máy công cụ.

   - Thay động cơ non tải bằng động cơ có công suất nhỏ hơn

   - Giảm điện áp của những động cơ làm việc non tải

   - Hạn chế động cơ không đồng bộ chay không tải

   - Đề cao chất lượng sửa chữa động cơ.

   - Vận hành máy biến áp hợp lý.

   - Dùng động cơ đồng bộ thay cho động cơ không đồng bộ.

   - Cải tiến quy trình công nghệ để các thiết bị điện làm việc ở chế độ hợp lý nhất,...

5.2. Bằng phương pháp nhân tạo

   - Máy bù đồng bộ.

   - Tụ điện tĩnh.

   - Lắp biến tần cho động cơ.

Nếu bạn muốn tìm hiểu về Tự động hóa trong nhà máy và Giải pháp hệ thống, hãy liên hệ với chúng tôi. Với phương châm làm việc chuyên nghiệp, tận tâm Bảo An Automation luôn cam kết mang tới cho khách hàng sản phẩm với chất lượng tốt nhất, giá thành hợp lý và đảm bảo giao hàng đúng tiến độ.

 
 
 13.886      05/05/2022

 Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0989 465 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 14 -  Đã truy cập: 126.840.182
Chat hỗ trợ