Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta đã từng nhìn thấy hình ảnh của các kĩ sư, nhân viên hay công nhân của một số nhà máy mặc những bộ quần áo kín mít, với mũ, với khẩu trang, với găng tay trong khi làm việc. Đó chính là những tư trang bắt buộc khi họ làm việc trong phòng sạch. Vậy "phòng sạch" là gì?
Thiết bị phòng sạch
1. Thiết bị phòng sạch là gì?
Nói một cách đơn giản" phòng sạch'' là một phòng rất sạch. Theo tiêu chuẩn ISO 14644-1 thì đó là một phòng mà nồng độ của hạt lơ lửng trong không khí bị khống chế và được giảm đến tối thiểu, ngoài ra các yếu tố khác trong phòng như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất đều có thể khống chế và điều khiển.
Phòng sạch thường là một phòng khép kín, trong đó lượng bụi trong không khí được hạn chế ở mức thấp nhất, nhằm tránh gây bẩn cho các quá trình nghiên cứu, chế tạo và sản xuất. Đồng thời, nhiệt độ, áp suất và độ ẩm của không khí đều được khống chế và điều khiển được để có lợi nhất cho các quá trình trên. Ngoài ra, phòng còn được đảm bảo vô trùng, không có các khí độc hại theo đúng nghĩa" sạch'' của nó.
Thiết bị phòng sạch
Phòng sạch đã trở thành một bộ phận không thể thiếu đối với các nhà máy ở những nước phát triển. Tại Việt Nam đây còn là một khái niệm mới mẻ song đã có rất nhiều nhà máy xây dựng phòng sạch để đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sản phẩm của đối tác kinh doanh tại các thị trường Âu, Mỹ…
Trong một vài năm tới, phòng sạch sẽ là một quy phạm xây dựng bắt buộc đối với nhiều nhà máy, bệnh viện… để đảm bảo một môi trường sản xuất sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, và để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
2. Các thiết bị phòng sạch thông dụng
2.1.Thiết bị phòng sạch
- Máy thổi bụi (Airshower)
- Hộp chuyển sản phẩm ( Pass box)
- Bàn sạch (cleanbench)
- FFU (Fan filter Unit)
- Máy đo trường tĩnh điện (Static field meter.)
- Máy đếm hạt bụi (Particle counter )
- Máy đo vận tốc khí (Air velcro counter)
- Các loại lọc khí, lọc phòng sạch HEPA, ULPA (clean room filter, HEPA filter, ULPA filter)
- Các loại máy đo phòng sạch, kiểm tra phòng sạch, đo tĩnh điện để quản lý ô nhiễm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn (contamination control)
Các thiết bị phòng sạch thông dụng
2.2. Dụng cụ phòng sạch.
- Bàn phòng sạch, chống tĩnh điện, ghế phòng sạch (esd chair, clean room bench)
- Khay chống tĩnh điện, hộp đựng chống tĩnh điện (anti static tray, box)
- Kệ đựng bảng mạch chống tĩnh điện (antistatic rack)
- Màn che chống tĩnh điện (anti static curtain)
2.3. Trang bị cá nhân
- Trang phục phòng sạch, quần áo phòng sạch (Clean room garments, clean room suit)
- Bao bọc giày phòng sạch (clean room shoes cover)
- Khẩu trang phòng sạch (Clean room mask)
- Nón phòng sạch, trùm đầu phòng sạch (Clean room cap, clean room head cover)
- Găng tay phòng sạch, bao tay phòng sạch (clean room gloves)
2.4. Đồ dùng tiêu hao
- Tấm dính bụi (Sticky mat)
- Tấm cao su (rubber mat)
- Bông lau linh kiện (Cotton swab)
- Các lọai giấy lau, khăn lau trong phòng sạch (clean room wiper)
- Viết phòng sạch, giấy phòng sạch (clean room pen, clean room paper)
Các thiết bị phòng sạch thông dụng
3. Tầm quan trọng của thiết bị phòng sạch
Các thiết bị, đồ dùng và dụng cụ trong phòng sạch chính là một yếu tố rất lớn tác động trực tiếp đến chất lượng phòng sạch trong việc nghiên cứu cũng như sản xuất. Có thể kể tên các thiết bị đồ dụng như: quần áo, mũ, khẩu trang, kính, găng tay, dày, dép, giấy viết, các dụng cụ thao tác, bàn, ghế,... Nếu không chọn lựa đúng các sản phẩm tiêu chuẩn dùng cho phòng sạch thì rất có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng trên sản phẩm.
4. Sự cần thiết của phòng sạch
Các công ty sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, bản mạch thường xuyên gặp các vấn đề hỏng sản phẩm do sự có mặt của các hạt bụi trong không khí nên phòng sạch đặc biệt được chú trọng đến sự không nhiễm bụi. Từ đó, các hệ thống được nhân rộng phát triển, các hệ thống điều khiển, hệ thống lọc, theo đó là các sản phẩm quần áo bảo hộ nhằm chống bụi bẩn cho phòng.
Ngày nay, phòng sạch được sử dụng cho rất nhiều lĩnh vực như: y tế, khoa học kỹ thuật vật liệu, linh kiện điện tử, lý, hóa, sinh, cơ khí chính xác, dược, thực phẩm, bán dẫn,...
5. Phòng sạch tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn đầu tiên của phòng sạch là hàm lượng bụi, tức là hàm lượng các hạt bụi lơ lửng trong không khí được khống chế đến mức nào. Nếu ta so sánh một cách hình tượng, đường kính sợi tóc người vào cỡ 100um, hạt bụi trong phòng có thể có đường kính từ 0.5 đến 50um.
5.1 Tiêu chuẩn quốc tế quan trọng về phòng sạch
· US Federal Std 209E 1992
· EEC cGMP 1989
· France AFNOR 1989
· German VDI 2083 1990
· British BS 5295 1989
· Japan JIS B 9920 1989
· ISO EN 14611-1 1999
· Australia AS 1386 – 1989
Các tiêu chuẩn về phòng sạch lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1963 tại Mỹ, và hiện nay đã trở thành các tiêu chuẩn chung cho thế giới. Đó là các tiêu chuẩn quy định lượng hạt bụi trong một đơn vị thể tích không khí. Người ta chia thành các mức kích cỡ bụi và loại phòng được xác định bởi số hạt bụi có kích thước lớn hơn 0.5 um trên một thể tích là 1 foot khối không khí trong phòng.
5.2. Tiêu chuẩn Federal Standard 209 năm 1963
Tiêu chuẩn này lần đầu tiên được quy định vào năm 1963 có tên là 209 và sau đó liên tục được cải tiến, hoàn thiện thành các phiên bản 209A, 209B cho đến 209E.
Tiêu chuẩn Federal Standard 209 năm 1963
5.3. Tiêu chuẩn Federal Standard 209 E năm 1992
Tiêu chuẩn này xác định hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí theo đơn vị chuẩn mét khối. Sự phân loại phòng sạch được xác định theo thang loga của hàm lượng bụi có đường kính lớn hơn 0.5/mum. Được thể hiện dưới bảng tiếu chuẩn FS 209E như sau:
Tiêu chuẩn Federal Standard 209 E năm 1992
5.4. Tiêu chuẩn ISO 14644-1
Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế đã quy định các tiêu chuẩn về phòng sạch tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn ISO 14644-1 được phát hành năm 1999 có tên "Phân loại độ sạch không khí ".
Tiêu chuẩn ISO 14644-1
Đặc biệt, mức độ nhiễm bẩn trong khống khí trong phòng còn phụ thuộc vào các hạt bụi sinh ra trong các hoạt động trong phòng chứ không chỉ là con số cố định tại phòng. Bởi vậy, trong các tiêu chuẩn của phòng luôn đòi hỏi các hệ thống làm sạch liên hoàn, quy định số lượng người và các hoạt động được phép thực hiện trong phòng.
Ngoài ra còn có các quy định khác nhau về đặc thù, đặc điểm của từng ngành.
Đối với nền công nghiệp điện tử tại Việt Nam, phòng sạch còn là một khái niệm mới mẻ và chưa được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên thực tế ngày nay, đã có rất nhiều nhà máy xây dựng phòng sạch nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sản phẩm cho đối tác kinh doanh tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia Châu Âu…
6. Ứng dụng của phòng sạch
6.1 Ứng dụng của phòng sạch để bảo quản thực phẩm
Những thực phẩm như bánh, kẹo, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm khô hay thực phẩm tươi phải được bảo quản trong một không gian sạch sẽ và an toàn. Vì nếu lượng vi sinh cao và hàm lượng bụi nhiều sẽ khiến cho thực phẩm bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến quá trình lên men, dẫn đến tình trạng hư hại diễn ra nhanh hơn. Do đó, bảo thực phẩm là một quá trình kín, nhằm hạn chế quá trình vi sinh phát triển để tăng thời gian sử dụng của thực phẩm.
Đồng thời, trong quá trình sản xuất, phòng sạch sẽ đảm bảo thực phẩm an toàn hơn, không bị tác nhân gây hại, dẫn đến quá trình sản xuất không đạt yêu cầu hay chất lượng sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Chính vì vậy, mà nhiều doanh nghiệp, công ty hiện nay đều ứng dụng phòng sạch để đảm bảo thực phẩm bảo quản tốt hơn.
6.2 Ứng dụng của phòng sạch trong sản xuất mỹ phẩm
Mỹ phẩm là mặt hàng không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay, hơn hết nhu cầu làm đẹp, chăm sóc da của con người ngày càng chú trọng. Do đó, để làm nên những sản phẩm làm đẹp chất lượng, an toàn thì nó phải được sản xuất trong môi trường sạch sẽ, đạt chuẩn. Bởi vì trong mỹ phẩm vi khuẩn rất dễ phát triển và nó gây ra các hiện tượng dị ứng, phản tác dụng hoặc gây hại cho da, do đó, ứng dụng phòng sạch trong sản xuất và bảo quản mỹ phẩm là điều hết sức cần thiết.
Ngày nay, nhiều nhà máy, công ty đã ứng dụng phòng sạch vào trong sản xuất mỹ phẩm, nhằm mang đến cho khách hàng, người tiêu dùng những sản phẩm làm đẹp chất lượng, an toàn nhất. ResHPCos là một nhà máy gia công mỹ phẩm đã ứng dụng phòng sạch và nhận thi công phòng sạch cho những công ty, xưởng sản xuất mỹ phẩm lớn nhỏ khác và được bộ Y Tế chứng nhật đạt chuẩn quốc tế. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể liên hệ ngay tới reshpcos.com nhé.
6.3 Ứng dụng của phòng sạch trong Y Tế
Lĩnh vực y tế là một ngành mũi nhọn, ưu tiên hàng đầu cần phải ứng dụng phòng sạch. Vì đây là môi trường quan trọng, cần phải trang thiết bị tiên tiến, khoa học để hỗ trợ khám và cứu chữa bệnh nhân. Phòng sạch được ứng dụng trong các phòng mổ, phòng bệnh nhân cách ly hay phòng lưu trữ máu, thuốc, vaxin… nhằm bảo đảm bệnh nhân không bị tác nhân gây hại từ bên ngoài, cho dù chỉ là một hạt bụi nhỏ.
Đặc biệt, phòng sạch được ứng dụng trong quá trình sản xuất nghiên cứu sản xuất thuốc. Khi sản xuất các loại thuốc, thiết bị y tế thì công tác hàng đầu đó là việc bảo vệ những sản phẩm này khỏi các loại vi khuẩn, tác nhân gây hại, đảm bảo chất lượng thuốc, thiết bị y tế tốt nhất, tránh tối đa trường hợp gây biến chứng, nguy hiểm cho người bệnh vì vấn đề nhiễm trùng khi sử dụng. Vì thế việc ứng dụng phòng sạch vào y tế là điều kiện không thể bỏ qua.
Ứng dụng của phòng sạch
6.4 Ứng dụng của phòng sạch trong công nghiệp hóa điện tử
Trong sản xuất điện tử, đặc biệt là trong công nghiệp hóa điện tử, vi mạch, bán dẫn, chíp… yêu cầu độ an toàn cao, vì chỉ cần một hạt bụi nhỏ rơi vào sẽ làm tổn hại đến cả quá trình sản xuất. Do đó, trong ngành công nghiệp điện tử bắt buộc phải ứng dụng phòng sạch, phòng sạch sẽ đảm bảo những tiêu chuẩn khắt khe nhất, như chống bụi bẩn tuyệt đối, ổn định được nhiệt độ, độ ẩm, áp suát và khả năng chống tĩnh điện một trợ giúp đắc lực trong quá trình sản xuất điện.
Và bạn có thể một số hãng như Sharp, Samsung, LG, Toshiba… sản xuất các vật dụng điện tử họ đều trang thiết bị bảo hộ lao động cho nhân viên rất kỹ càng và yêu cầu phải làm trong môi trường phòng sạch để không có bất kỳ hạt bụi nào bám vào bo mạch gây giảm chất lượng và hư hại.
6.5 Ứng dụng của phòng sạch trong khoa học nghiên cứu
Các kỹ sư, nhà khoa học hay các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học, hóa chất đều bắt buộc nghiên cứu trong phòng sạch. Bởi vì trong quá trình nghiên cứu, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác do đó họ cần một không gian sạch sẽ, đảm bảo lượng bụi hay mức độ vi khuẩn trong phòng là tối thiểu nhất. Một môi trường sạch đạt tiêu chuẩn sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu, thí nghiệm được kết quả chuẩn xác nhất. Và phòng sạch thường được ứng dụng trong các phòng thí nghiệm như: nghiên cứu chế tạo thuốc, vacxin, thí nghiệm trong lĩnh vực sinh học, hóa học…
6.6 Ứng dụng của phòng sạch trong nông nghiệp
Để tạo ra các giống cây trồng tốt, có ưu điểm và năng suất vượt trội hơn các loại giống truyền thống các nhà khoa học phải tiến hành nuôi cấy thí nghiệm các vi sinh trồng phòng sạch, sau khi hoàn thành sẽ tạo ra giống mới sẽ được lưu trữ tuyệt đối tại phòng sạch sinh vật phát triển ổn định và không bị vinh sinh vật khác xâm hại.Để kiểm soát được lượng vi sinh vật trong các trung tâm phát triển giống cây trồng và nuôi cấy mô các loại động, thực vật không gian bên trong đạt được các tiêu chuẩn của phòng sạch đưa ra, từ đó giúp quá trình chăm sóc và nuôi vi sinh trở nên an toàn và hiệu quả cao hơn.
BÀI VIẾT BẠN NÊN XEM: