Cảm biến quang điện (Photoelectric Sensor) nói một cách nôm na, thực chất chúng là do các linh kiện quang điện tạo thành. Khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào bề mặt của cảm biến quang, chúng sẽ thay đổi tính chất. Tín hiệu quang được biến đổi thành tín hiệu điện nhờ hiện tượng phát xạ điện tử ở cực catot (Cathode) khi có một lượng ánh sáng chiếu vào. Từ đó cảm biến sẽ đưa ra đầu ra để tác động theo yêu cầu công nghệ.
Thông thường, cảm biến quang được chia làm 3 loại:
-Cảm biến quang thu phát (Through-beam sensor)
-Cảm biến quang phản xạ gương (Retro – reflection sensor)
-Cảm biến quang khuếch tán (Diffuse reflection sensor)
Cảm biến quang đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp tự động hóa. Nếu không có cảm biến quang thì khó mà có được tự động hóa, giống như làm việc mà không nhìn được vậy.
- Phát hiện vật thể nhưng không cần tiếp xúc với vật thể đó (Phát hiện từ xa)
- Phát hiện được từ khoảng cách xa
- Ít bị hao mòn, có tuổi thọ và độ chính xác, tính ổn định cao
- Phát hiện nhiều vật thể khác nhau
- Thời gian đáp ứng nhanh, có thể điều chỉnh độ nhạy theo ứng dụng.
- Cảm biến quang Omron: E3F3, E3X, E3Z, E3Z-L, E3Z-G, E3X-DA-S, E3JK , E3JM,..
- Cảm biến quang Hanyoung: PS, PY, PZ1, PL-D, PE, PW, PN, PTX,...
- Cảm biến quang Autonics
- Cảm biến quang Sick
- Cảm biến quang IFM
- Cảm biến quang Keyence
- Cảm biến quang Yamatake
- Cảm biến quang Sunx
- Cảm biến quang Carlo Gavazzi