Hệ thống thực thi sản xuất MES mang đến cái nhìn toàn diện và sâu sắc về hoạt động sản xuất của nhà máy. Tuy nhiên,
hệ thống thực thi sản xuất chỉ làm việc được với các nguồn thông tin đáng tin cậy trong nội bộ công ty. Thực tế các nhà máy không chỉ có các hoạt động nội bộ mà còn hoạt động như mua hàng, bán hàng, quản lý hàng về, hàng xuất, quản lý dòng tiền ra vào. .Đó là nhiệm vụ của
hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP.
Phải chăng hai hệ thống này có mối liên hệ nào đó ? Nếu có, cụ thể mối liên hệ này là gì ? Quan trọng hơn, mối liên hệ giữa MES và ERP mang lại lợi ích gì cho nhà máy ?
Bài viết sau sẽ hé lộ những câu hỏi trên.
Vị trí hệ thống thực thi sản xuất mes và hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trong kim tự tháp tự động hóa
I. Hệ thống thực thi sản xuất MES, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP bổ trợ cho nhau
Hệ thống thực thi sản xuất MES không hoạt động độc lập. Nó phụ thuộc vào nhiều module của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP.
Các chức năng của hệ thống thực thi sản xuất MES định nghĩa luồng luân chuyển dữ liệu trong nhà máy. 4 module chính chia sẻ dữ liệu với MES là Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý quan hệ khách hàng, Quản lý và kiểm soát sản xuất, Kĩ thuật sản xuất và Quy trình. Những module này phù hợp với chức năng hệ thống thực thi sản xuất MES.
II. Điểm khác biệt chức năng trong hệ thống thực thi sản xuất MES và hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP dù tên tương đối giống nhau
Để tránh nhầm lẫn một vài chức năng của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp với hệ thống thực thi sản xuất, rất cần tìm ra điểm khác biệt giữa chúng.
2.1 Lập kế hoạch sản xuất
Mục đích của lập kế hoạch ERP là cải thiện lập kế hoạch và lập lịch sản xuất sao cho đáp ứng mục tiêu kinh doanh. Đây là kế hoạch ở cấp cao hơn so với kế hoạch sản xuất của hệ thống quản trị sản xuất MES.
Chức năng của ERP là tính toán ra phương án sản xuất với các nguồn lực hiện có trong nhà máy. Lý tưởng nhất thông tin về các nguồn lực sản xuất hiện có do hệ thống quản trị sản xuất MES cung cấp. Vì dữ liệu cần phải được định dạng và thay đổi trước khi được lưu chuyển qua lại giữa 2 hệ thống, mất nhiều thời gian xử lý, đặc biệt là nếu ERP và MES khác nhà sản xuất. Do đó, chức năng lập kế hoạch sản xuất của ERP chỉ được dùng 1 ngày 1 lần, và khi đó sử dụng các thông tin tĩnh có sẵn thay vì thông tin theo thời gian thực.
Kế hoạch sau đó được chuyển trở lại cho hệ thống thực thi sản xuất MES. Điều đó khẳng định sự tích hợp sâu giữa hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp và hệ thống thực thi sản xuất đem lại sức mạng cho cả hai.
Hệ thống thực thi sản xuất và hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp bổ trợ cho nhau
2.2 Quản lý vật tư và nguyên liệu đầu vào
Chức năng quản lý vật tư và nguyên liệu đầu vào của ERP đưa ra các quy tắc để tính ra lượng nguyên liệu cần thiết thay vì tính toán theo cảm tính như trước đây. Tuy nhiên, chức năng của ERP không tiếp nhận thông tin phản hồi từ sản xuất và cũng không có hiểu biết về quá trình sản xuất thực tế. Ví dụ: nguyên liệu không đạt yêu cầu, quá trình sản xuất dùng nhiều nguyên liệu hơn dự tính không được ERP tiếp nhận. Trong khi đó,
hệ thống quản trị sản xuất MES có thu thập dữ liệu và các phản hồi thời gian thực.
Mối liên kết giữa quản lý vật tư sản xuất giữa 2 hệ thống sẽ giúp ích cho cả 2. ERP dự đoán và đưa ra nhu cầu, công thức tính nguyên liệu, mức độ tài nguyên hiện có, quy trình sản xuất và thông số vận hành. Căn cứ vào đó, MES sẽ thực hiện sản xuất sao cho đáp ứng yêu cầu. Các thông tin quan trọng của hoạt động sản xuất sau đó được hệ thống thực thi sản xuất MES chuyển trở lại ERP. Đó là các dữ liệu: thời gian thực tế bắt đầu/kết thúc, nguồn lực đầu vào thực tế, thông số kỹ thuật thực tế của sản phẩm. Căn cứ vào đó, ERP sẽ cải thiện khả năng đánh giá, dự đoán nhu cầu vật tư và nguyên liệu sau này.
III. Hệ thống thực thi sản xuất MES - khoảng trống khó lấp đầy
Hệ thống thực thi sản xuất MES là giải pháp cho những gì diễn ra giữa kế hoạch sản xuất và thực tế sản xuất, vốn trước đây được thực hiện thủ công bởi con người rất thiếu chính xác và thiếu sự liên tục. Nhờ những thông tin cập nhật đầy đủ và chuẩn xác, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp sẽ xây dựng những mô hình sản xuất chính xác hơn như thời gian hoàn thành đơn hàng, thời gian sản xuất xong 1 sản phẩm cũng như khả năng sản xuất của nhà máy.
Sự tích hợp sâu giữa ERP và MES là sự kết hợp giữa dự đoán, lên kế hoạch và thực thi sản xuất. Giảm thời gian sản xuất 1 đơn vị sản phẩm, giảm số lượng bán thành phẩm, tăng thời gian gia tăng giá trị sản phẩm, tối ưu hóa vòng quay tài sản, tăng năng suất và sự hài lòng khách hàng là những gì mà hai hệ thống này mang lại. Giá trị của sự tích hợp ERP và MES sẽ mang đến lợi thế cạnh tranh lớn và nhiều lợi ích tiếp theo cho doanh nghiệp sản xuất.
Bài viết bạn nên xem: