Cách mạng công nghiệp 4.0 với nhiều xu hướng công nghệ đang làm thay đổi tương lai của nền công nghiệp sản xuất. Mặc dù chưa thể chắc chắn công nghệ nào tiếp tục phát triển trong dài hạn, tuy nhiên tác động lớn của một số công nghệ đến các nhà sản xuất trong năm 2019 vẫn rõ ràng. Do đó, trong bài viết này chúng ta sẽ nắm bắt điểm qua một số công nghệ sản xuất, quá trình phát triển biến đổi của chúng, và quan trọng nhất là dự đoán tác động của chúng trong năm 2019.
Mời bạn đọc cùng tham khảo một số xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0 mà ngành công nghiệp sản xuất, chế biến chế tạo có thể có trong năm 2019.
I. Sản xuất thông minh
Trong nhà máy sản xuất thông minh, mỗi động cơ, thiết bị sản xuất đều biết "nói"
Khái niệm
sản xuất thông minh liên tục thay đổi. Tuy nhiên, ở mức độ đơn giản, có thể định nghĩa đó là khả năng tích hợp mức độ lớn của trí tuệ nhân tạo tiên tiến và công nghệ sản xuất hiện đại. Cuối cùng, sản xuất thông minh sẽ giúp các công ty tối ưu hóa hệ thống trong tổ chức, tăng chất lượng sản phẩm, gia tăng hiệu quả phân bổ các nguồn lực và tác động tích cực tới các dịch vụ khách hàng.
Những tiến bộ trong công nghệ số đang định hướng phát triển cho sản xuất thông minh. Các hệ thống tích hợp cho phép truyền thông và hợp tác giữa thiết bị và con người, cho phép sáng tạo các sản phẩm mới đa dạng, đồng thời vẫn đảm bảo tính hiệu quả của sản xuất hàng loạt. Nhờ vậy, các nhà sản xuất có thể gia tăng sự hứng thú của khách hàng và tác động tích cực tới người sử dụng thiết bị cuối.
Để bồi dưỡng hệ sinh thái sản xuất thông minh kết nối giữa con người và thiết bị truyền thông thời gian thực, các nhà sản xuất sẵn sàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công nghiệp họ phục vụ trong khi liên tục giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất thông minh.
II. Tối ưu hóa dữ liệu
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, quản lý khối lượng dữ liệu tạo ra từ quá trình sản xuất là chưa đủ. Để đạt hiệu quả cao hơn, các công ty không chỉ lưu trữ thông tin mà còn phải suy nghĩ cách tốt nhất để bắt đầu nhìn thấu hoạt động kinh doanh, đưa ra những quyết định mang tính hành động và có tính định hướng về tương lai của họ.
Theo nghĩa truyền thống nhất, quản lý dữ liệu bao gồm thu thập dữ liệu công ty, xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ chúng, sau đó là thu nhận các phần cứng tri thức kinh doanh để hỗ trợ trong việc phân tích và thẩm định tổ chức. Vấn đề ở đấy là có quá nhiều dữ liệu để quản lý, vì vậy các công ty thất bại trong việc duy trì sự quan sát hoặc tìm kiếm thông tin hữu ích. Tóm lại, họ không sử dụng được dữ liệu, thậm chí không quản lý được dữ liệu.
Dữ liệu tổ chức có thể quá tải để quản lý. Nhưng các công ty dẫn đầu hiện nay đang thành lập các quy trình và đầu tư vào các công cụ để giúp gia tăng lợi nhuận và năng suất. Do công nghệ tiếp tục phát triển và thay đổi, các cơ hội liên quan đến tận dụng dữ liệu sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn trong cách mạng công nghiệp 4.0.
III. Kết nối vạn vật (IoT)
Sự kết hợp của mạng lưới cảm biến và các thiết bị thông minh, các thiết bị có khả năng truyền thông trong nhà máy sản xuất là một trong những xu hướng mang tính tác động và thay đổi trong ngành công nghiệp sản xuất thông minh. Sự phát triển không ngừng của kết nối vạn vật không chỉ chuyển hóa chuỗi cung ứng thành hệ thống liên kết chặt chẽ trong nội bộ và linh hoạt.
- Gia tăng hiệu quả tổ chức
- Cải thiện hiệu quả trong tổ chức
- Giảm thiểu chi phí và tính phức tạp
Các máy móc tương lai được trang bị cảm biến, được xếp loại vừa là sản phẩm vừa là dịch vụ. Kết quả là, các chủ sở hữu thiết bị sẽ có thể kiểm soát chúng từ xa và cung cấp các dịch vụ bảo trì, sửa chữa và nâng cấp cần thiết tự động. Điều đó sẽ giúp người sử dụng cuối tập trung vào công việc của họ thay vì lo lắng về điều kiện làm việc của thiết bị, dẫn tới năng suất và sự hài lòng được cải thiện.
Kết nối vạn vật đã có tác động sâu sắc đến công nghiệp sản xuất thông minh, nhưng nó còn tiền năng trong những năm tới, đặc biệt là khi trí tuệ nhân tạo được áp dụng sâu rộng hơn. Công nghệ Kết nối vạn vật là không chỉ giúp các nhà sản xuất tăng năng suất và hiệu quả, mà còn được tận dụng để cải thiện mối quan hệ với khách hàng và người dùng cuối.
IV. Đào tạo nhân lực
Đội ngũ lao động tay nghề cao đặc biệt quan trọng trong nền sản xuất thông minh
Chưa bao giờ nguồn lao động tay nghề cao lại khan hiếm như vậy trong năm 2019. Các vị trí công việc trong nền sản xuất thông minh đòi hỏi người lao động giảm tỉ lệ lao động thể chất, thay vào đó là điều khiển, vận hành, giám sát hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất, kiểm tra và khắc phục các lỗi các sự cố. Do đó, kĩ năng lao động ngày nay đã không còn giống so với 10 năm trước. Người lao động vì thế cần phải thay đổi để có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất thông minh.
Bằng cách đào tạo đội ngũ lao động đang sử dụng, đẩy mạnh giáo dục kĩ năng lao động mới cho lực lượng lao động trẻ, các nhà sản xuất mới có thể tận dụng được tiềm năng mà các công nghệ mới trong sản xuất có thể đem lại.
V. Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo ở khắp mọi nơi, vì vậy không ngạc nhiên gì là nó bắt đầu kết hợp sâu rộng vào hoạt động sản xuất. Trong thời gian tới, các cơ sở sản xuất tiến hóa trở thành mạng lưới kết nối con người, máy móc với chuỗi cung ứng thiết bị, nhóm thiết kế, nhóm sản xuất và nhóm chất lượng. Tất cả sẽ tích hợp trong một bộ máy thông minh, giám sát mọi thứ và cung cấp dữ liệu và hiểu biết mang tính hành động.
Trí tuệ nhân tạọ có thể ở nhiều dạng. Ngành công nghiệp có thể kì vọng Trí tuệ nhân tạo hiện diện nhiều hơn trong các cơ sở sản xuất như Thực tế ảo, Tự động hóa, Cơ sở hạ tầng Internet of Things, Công nghệ robot.
Trí tuệ nhân tạo sẽ có ảnh hưởng lớn hơn trong cách mạng công nghiệp 4.0
Trong khi vẫn còn những mối lo ngại về việc trí thông minh nhân tạo thay thế con người lao động, tuy nhiên trong ngắn hạn, công nghệ này sẽ cải thiện độ hiệu quả và năng suất. Băng cách hợp tác công nghệ để giúp quản lý vận hành tài sản, các công ty được tự do để tập trung thời gian, công sức và các nguồn lực để cải tiến sản phẩm và các ưu tiên.
Nguồn: https://www.aem.org/news/5-manufacturing-trends-to-watch-in-2019/
Bài viết bạn nên xem: